Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 24/01/2024, 14:46 PM

Ngôi làng cổ nằm trên núi cao, mới được phát hiện hơn 20 năm nhưng có cả nghìn hộ dân sinh sống, khung cảnh khiến ai cũng trầm trồ vì đẹp như tiên cảnh

Đây là ngôi làng cổ với kiến trúc độc đáo của người Miêu được đông đảo du khách lựa chọn khi khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn, Trung Quốc.

Trong tiếng Trung, Thiên Hộ Miêu Trại hay Tây Giang Miêu Trại mang ý nghĩa "ngôi làng của hàng nghìn hộ gia đình người Miêu". Ngôi làng có lịch sử hơn nghìn năm tuổi với gần 6.000 người, trong đó 99% là dân bản địa.

Toàn cảnh Thiên Hộ Miêu Trại

Toàn cảnh Thiên Hộ Miêu Trại

Thiên Hộ Miêu Trại cũng được biết đến là làng người Miêu lớn nhất thế giới. Địa danh này nằm cách TP. Quý Dương, thủ phủ tỉnh Quý Châu khoảng 260km. Với địa hình bao quanh là núi cao khó tiếp cận, đến năm 2001, Miêu Trại mới được phát hiện và kết nối với bên ngoài. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, địa danh này được nâng cấp về giao thông, dịch vụ nên ngày càng có nhiều khách du lịch tìm đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Tây Giang Miêu Trại là nơi tập trung người dân tộc Miêu đông nhất ở Trung Quốc

Tây Giang Miêu Trại là nơi tập trung người dân tộc Miêu đông nhất ở Trung Quốc

Điểm độc đáo của ngôi làng chính là hơn 1.200 ngôi nhà bằng gỗ san sát nhau trên sườn núi, quay mặt ra sông Baishui và không sử dụng đinh, tán khi xây dựng. Gỗ nâu dựng trên núi xanh, mái nhà màu sẫm, phía dưới là những thửa ruộng bậc thang rộng ngút mắt khiến Thiên Hộ Miêu Trại được nhiều du khách ca ngợi "đẹp như tranh". Vào ban đêm, tất cả các ngôi nhà trong làng đều thắp sáng đèn, tạo nên một khung cảnh lung linh, huyền ảo.

Những mái nhà cổ nằm san sát nhau

Những mái nhà cổ nằm san sát nhau

Nhà người Miêu thường có ba tầng. Tầng một dùng để chứa dụng cụ, chăn nuôi gia súc. Tầng hai là phòng khách, phòng ngủ, bếp và không gian nghỉ ngơi, thêu thùa còn tầng trên cùng được sử dụng như nhà kho để lưu trữ ngũ cốc, đồ dùng sinh hoạt.

Ngày nay, phần lớn các ngôi nhà đều được chuyển thành địa điểm kinh doanh, nhà nghỉ đón khách. Nhiều ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 1.700 năm. Miêu Trại có thời tiết gần giống Sa Pa của Việt Nam, mát mẻ vào mùa hè và có thể xuất hiện tuyết rơi vào mùa đông. 

Mái ngói của những căn nhà trong Tây Giang Miêu Trại đều là loại ngói âm dương màu xám đen, xếp chồng lên nhau

Mái ngói của những căn nhà trong Tây Giang Miêu Trại đều là loại ngói âm dương màu xám đen, xếp chồng lên nhau

Những căn nhà sàn gỗ trên sông ban ngày, những mái nhà xám đen trầm mặc làm bản Miêu đẹp như tranh thủy mặc. Tối đến, nơi này rực rỡ ánh đèn, đâu đâu cũng rộn lên những lời ca tiếng hát của các chàng trai cô gái bản, họ vừa hát vừa múa. Vận trên mình trang phục và múa hát những điệu truyền thống dân tộc, họ luôn tươi cười chào đón và vui cùng với du khách. Đêm ở Tây Giang thật sự rất nồng nàn và ấm áp tình người.

Đường vào làng

Đường vào làng

Điểm nên ghé thăm trong làng là bảo tàng dân tộc Miêu, gồm 11 phòng trưng bày mọi khía cạnh cuộc sống của người dân bản địa từ văn hóa, trang phục, cách sinh hoạt, phong tục, kiến trúc và nghệ thuật.

Làng của người Miêu có hai con phố, một hiện đại và một cổ kính, là điểm đến tiếp theo du khách nên ghé thăm. Ngoài các cửa hàng bán đồ lưu niệm, phố cổ còn có nhiều cửa hàng bán đồ ăn, nhà hàng, các sản phẩm làm từ bạc. Nếu muốn tìm hiểu một cách rõ nhất cuộc sống, văn hóa của người Miêu, du khách nên đi lang thang để nhìn ngắm, khám phá.

Đặc biệt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cô gái Miêu nhảy múa theo tiếng khèn trong một buổi trình diễn văn hoá tại khoảng sân tập thể. Các sự kiện này diễn ra hàng ngày trong khắp khu Tây Giang Miêu Trại để phục vụ du khách và cũng là cách để người dân duy trì văn hoá, phong tục.

Những người phụ nữ Miêu nhảy múa theo tiếng khèn trong một buổi trình diễn văn hoá tại khoảng sân tập thể

Những người phụ nữ Miêu nhảy múa theo tiếng khèn trong một buổi trình diễn văn hoá tại khoảng sân tập thể

Phụ nữ Miêu thường dùng trang sức bạc. Kim loại này chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống, tinh thần của người Miêu. Từ thời xưa, người Miêu đã biết dùng bạc để thử độc trong đồ ăn, thức uống hoặc dùng chúng để cạo gió, làm lễ vật trong các sự kiện lớn.

Văn hóa mời rượu độc đáo của người Miêu

Văn hóa mời rượu độc đáo của người Miêu

Người Miêu có cách mời khách uống rượu rất đặc trưng. Du khách chỉ cần ngồi tại bàn, các cô gái Miêu sẽ tới hát và mời uống. Rượu được rót dần từ trên xuống đến khi nào khách không uống được nữa mới thôi. Đây là nét văn hoá lâu đời của người Miêu tại đây. Khách du lịch có thể trải nghiệm nếu đặt sớm với các chủ nhà hàng để họ chuẩn bị.

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Ngôi làng tọa lạc trên cung đường hoa và biển, quanh năm ẩn mình trong sương mù, là bối cảnh phim của nhà sản xuất Việt nghìn tỷ

Ngôi làng tọa lạc trên cung đường hoa và biển, quanh năm ẩn mình trong sương mù, là bối cảnh phim của nhà sản xuất Việt nghìn tỷ

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 21:24

Ngôi làng lãng mạn này nằm giữa hai thành phố du lịch nổi tiếng nhưng còn rất hoang sơ và chưa khai thác du lịch.

Việt Nam chính thức có siêu tàu cao tốc lớn nhất trước nay: Chở được nghìn người, rút khoảng cách TP. HCM-Côn Đảo chỉ còn 4h đi biển

Việt Nam chính thức có siêu tàu cao tốc lớn nhất trước nay: Chở được nghìn người, rút khoảng cách TP. HCM-Côn Đảo chỉ còn 4h đi biển

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 15:47

Thông tin về siêu tàu cao tốc TP. HCM-Côn Đảo đang gây chú ý trên mọi diễn đàn, mạng xã hội.

Công trình văn hóa đặc biệt của Việt Nam được ví như kỳ quan vĩ đại, là nơi lưu giữ di hài Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất

Công trình văn hóa đặc biệt của Việt Nam được ví như kỳ quan vĩ đại, là nơi lưu giữ di hài Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 14:55

Đây là một kỳ đài lịch sử của thế kỷ XX, là công trình của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô; công trình của “lòng dân - ý Đảng”...