Media chất lượng & cuộc sống
Thứ năm, 22/02/2024, 19:17 PM

Loại 'siêu vũ khí' đầu tiên được Việt Nam chế tạo: 'Bắn ra 3 phát giết đến 3 vạn người', hàng nghìn năm trôi qua vẫn là bí ẩn chưa có lời giải

Loại vũ khí này đã chứng minh dân tộc Việt cổ từ ngàn xưa đã có công nghệ chế tạo vũ khí vượt trội hơn nhiều nước.

Người Việt xưa nay đã quen với truyền thuyết kể rằng, thời Thục Phán - An Dương Vương, nước Âu Lạc sở hữu nỏ thần kỳ diệu, lẫy nỏ được làm từ chiếc móng của thần Kim Quy. Người chế tác ra nỏ thần là tướng quân Cao Lỗ. Loại vũ khí này có sức mạnh diệu kỳ, có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên, "chỉ núi thì núi tan, chỉ ngàn thì ngàn cháy" khiến quân địch khiếp sợ.

Chính sử sách Trung Quốc như quyển Thái Bình hoàn vũ ký còn ghi: “Nỏ thần bắn một phát giết hàng vạn người, bắn ra 3 phát giết đến 3 vạn”.

Hàng nghìn mũi tên đồng được tìm thấy ở di tích Cổ Loa. Ảnh: H. T/Dân Trí

Hàng nghìn mũi tên đồng được tìm thấy ở di tích Cổ Loa. Ảnh: H. T/Dân Trí

Đây là câu chuyện mang đậm màu sắc huyền thoại. Tuy nhiên, trải qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã dần chứng minh được nỏ thần không chỉ tồn tại trong truyền thuyết. Trong lịch sử, nó là loại vũ khí có thật với tên gọi nỏ Liên Châu, thể hiện tài năng quân sự tuyệt vời của nhân dân nước Việt.

Câu chuyện nỏ thần từ lâu đã gắn liền với mảnh đất Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội và vị tướng Cao Lỗ - người sau này được các nhà khoa học chứng minh là một nhân vật lịch sử có thật, tác giả của chiếc nỏ liễu, mỗi lần bắn ra được 10 mũi tên (theo Việt sử lược).

Tượng Cao Lỗ và nỏ Liên Châu ở đền thờ An Dương Vương

Tượng Cao Lỗ và nỏ Liên Châu ở đền thờ An Dương Vương

Chính tại di tích Cổ Loa, tháng 6/1959, trong khi thi công con đường từ quốc lộ 3 đi qua khu di tích đến xưởng phim, tại khu vực có tên là Cầu Vực, người dân phát hiện một hố vuông mỗi cạnh gần 1m, sâu khoảng 1,2m. Bên trong hố vuông chứa gần 100kg mũi tên đồng, ước tính khoảng gần một vạn chiếc, với rất nhiều kích cỡ khác nhau.

Trong hố khai quật này chỉ có các bó mũi tên. Các nhà khoa học nhận định, các bộ phận khác như phần cán, phần đuôi thường được làm bằng các vật liệu hữu cơ nên có thể đã bị tan vào đất theo thời gian.

Mũi tên của nỏ thần là mũi tên đồng 3 cạnh. Ảnh: Hữu Nghị/Dân Trí

Mũi tên của nỏ thần là mũi tên đồng 3 cạnh. Ảnh: Hữu Nghị/Dân Trí

Khối mũi tên khổng lồ trong lòng đất khiến giới khoa học vô cùng tò mò về công dụng và mục đích sử dụng của chúng. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, do chưa có điều kiện nghiên cứu nên những câu hỏi đó vẫn còn bỏ ngỏ.

Khoảng 20 mũi tên trong số đó sau này được đem về tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Điểm đặc biệt của loại mũi tên này là có 3 cạnh chứ không phải 2 cạnh như nhiều loại mũi tên khác. Niên đại của chúng vào khoảng 2.000-2.500 năm trước, đúng vào giai đoạn diễn ra chiến thắng Cổ Loa.

Hàng loạt câu hỏi xoay quanh mũi tên đồng được đặt ra như: Thời xưa người Việt bắn mũi tên này bằng cái cung hay cái nỏ, hình dáng "vũ khí cổ" đó ra sao? Mức sát thương thế nào? Nó có mối liên hệ gì với truyền thuyết về An Dương Vương sai Cao Lỗ chế "nỏ thần" đánh giặc?...

Vào những năm 2000, ngay tại góc Tây Nam đền Thượng trong khu vực thành Nội Cổ Loa, nơi thờ An Dương Vương, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hệ thống hàng trăm khuôn đúc mũi tên đồng, giống với những mũi tên đồng Cổ Loa 3 cạnh đã tìm thấy trước đó. Khuôn đúc mũi tên là khuôn 3 mang, mỗi mang tạo thành một cạnh của mũi tên, nên khi đúc xong, mũi tên có 3 cạnh.

Điều quan trọng nhất tạo nên sức mạnh của nỏ là có thước ngắm, xẻ được 10 rãnh để có thể lắp một lúc 10 mũi tên, có chốt giữ liên hoàn để mỗi lần bóp cò bắn ra được 10 mũi tên với lực xuyên rất mạnh. Ảnh: Dân Trí

Điều quan trọng nhất tạo nên sức mạnh của nỏ là có thước ngắm, xẻ được 10 rãnh để có thể lắp một lúc 10 mũi tên, có chốt giữ liên hoàn để mỗi lần bóp cò bắn ra được 10 mũi tên với lực xuyên rất mạnh. Ảnh: Dân Trí

Triệu Đà nhiều lần đưa quân tấn công Âu Lạc nhưng đều thất bại, chủ yếu là do nỏ Liên Châu, sử sách cũ gọi loại nỏ này là “Linh Quang Thần Cơ”. Sách Lĩnh Nam Chích quái còn ghi lại rằng: “Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần”. Quân Triệu Đà không còn dám tiến đánh Âu Lạc nữa.

Không thể thắng trên chiến trận, Triệu Đà bèn dùng mưu, giảng hòa với An Dương Vương, đồng thời cho con trai của mình là Triệu Trọng Thủy thành hôn với con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Tướng quân Cao Lỗ hết lòng tâu với An Dương Vương không nên tán thành cuộc hôn nhân này, nói đây chính là âm mưu của Triệu Đà. Tuy nhiên, An Dương Vương không nghe lời Cao Lỗ mà tin theo lời các Lạc Hầu vốn đã bị Triệu Đà mua chuộc.

Sau cuộc hôn nhân này, An Dương Vương không còn tin dùng Cao Lỗ, ông ngày càng bị thất sủng nên liền rời đi. Kết quả sau này mọi người đều biết, An Dương Vương mất nước...

Tuy vậy, nỏ thần vẫn chứng minh một điều rằng, dân tộc Việt cổ từ ngàn xưa đã có công nghệ chế tạo vũ khí vượt trội hơn nhiều nước. Nhờ trí tuệ đặc biệt và thành tựu nói trên mà một nước tuy nhỏ bé lại có thể tồn tại cả nghìn năm bên cạnh một nước lớn đầy tham vọng.

Quỳnh Như

Bình luận

Nổi bật

Bản tin CL&CS: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bản tin CL&CS: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:05

(CL&CS) - Những nội dung chính: Hà Nội: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ; Tạo bứt phá về năng suất, chất lượng từ KHCN và đổi mới sáng tạo; Công an Hà Nội xử lý hàng loạt học sinh, sinh viên vi phạm giao thông; Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,5% trong năm 2024.

Bản tin CL&CS: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng

Bản tin CL&CS: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 22:00

(CL&CS) - Những nội dung chính: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng; Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Những tín hiệu tích cực từ cộng đồng; Trung tâm đăng kiểm không được tự ý từ chối xe cải tạo

Bản tin CL&CS: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh

Bản tin CL&CS: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:07

(CL&CS) - Những nội dung chính: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh; Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số để xúc tiến thương mại; Bụi mịn ở Hà Nội gấp đôi quy chuẩn; Giá trị thương hiệu Việt Nam đạt gần 500 tỷ USD trong năm 2023.