Văn hóa và Đời sống
Thứ bảy, 25/03/2023, 17:04 PM

Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới - Châu bản triều Nguyễn

(CL&CS) - Lần đầu tiên, gần 100 văn bản lưu hình dấu và bút tích vua phê là những sử liệu tín thực tái hiện bức tranh chân thực về truyền thống vươn khơi bám biển của tiền nhân, góp phần làm sáng tỏ vai trò, vị thế của vùng biển Đà Nẵng trong lịch sử - đã được triển lãm tại Nhà trưng bày Hoàng Sa, Đà Nẵng.

Triển lãm Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới - Châu bản triều Nguyễn (Ảnh: Thế Sơn)

Triển lãm Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới - Châu bản triều Nguyễn (Ảnh: Thế Sơn)

Chiều 24/3, UBND huyện Hoàng Sa phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm “Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới - Châu bản triều Nguyễn” nhằm tái hiện bức tranh chân thực về truyền thống vươn khơi bám biển của tiền nhân.

Đáng chú ý, Châu bản triều Nguyễn là những văn bản hành chính được hình thành trong quá trình quản lí nhà nước của vương triều Nguyễn. Hội tụ đầy đủ các tiêu chí về tính độc đáo, xác thực, duy nhất và có tầm ảnh hưởng quốc tế, Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu thế giới vào năm 2017.

Châu bản triều Nguyễn có giá trị quan trọng trên nhiều phương diện. Đối với Đà Nẵng, có rất nhiều Châu bản thể hiện chính sách của triều Nguyễn về đô thị này, đặc biệt đánh giá cao vai trò của Đà Nẵng về kinh tế, thương mại, quân sự và quốc phòng.

Chính sách quản lí nhà nước đối với vùng biển Đà Nẵng của nhà Nguyễn và truyền thống vươn khơi bám biển của cha ông ta còn lưu dấu trên Châu bản, cho thấy vai trò, vị thế của vùng biển Đà Nẵng và bức tranh chân thực về tinh thần, ý chí bảo vệ biển khơi của người xưa. Đó không chỉ là câu chuyện của lịch sử mà còn là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai, như ngọn hải đăng soi tỏ hải trình cho hậu thế.

Nhiều sỉ quan vùng 3 Hải quân đến dự và trực tiếp xem triển lãm (Ảnh: Thế Sơn)

Nhiều sỉ quan vùng 3 Hải quân đến dự và trực tiếp xem triển lãm (Ảnh: Thế Sơn)

Empty

Triển lãm được chia thành 3 phần, gồm: Vịnh cảng vùng biển Đà Nẵng - Vị thế giao thương quan trọng thời Nguyễn; Hoạt động bảo đảm an ninh vùng biển Đà Nẵng-Quảng Nam thời Nguyễn và Thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa thời Nguyễn.

Theo ghi chép trong nhiều bản đồ và thư tịch cổ thì quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc lãnh thổ Việt Nam. Sử liệu Châu bản triều Nguyễn viết: “Xứ Hoàng Sa thuộc hải dương nước ta, hằng năm, có lệ sai phái thuyền binh ra khảo sát để quen đường biển”.

Thực tế, từ sớm các chúa Nguyễn đã quản lý và lập đội Hoàng Sa để phái đi khai thác sản vật ở quần đảo này.

Kế thừa truyền thống vươn khơi bám biển của tiền nhân, vua Gia Long tiếp tục sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa để đi “thăm dò đường biển” và khai thác sản vật ở xứ Hoàng Sa. Sau khi nối ngôi, Vua Minh Mạng đẩy mạnh hoạt động quản lý trên quần đảo này, sai phái binh dân ra khảo sát, đo vẽ bản đồ, cắm mốc đánh dấu những nơi đã tới, cứu hộ tàu thuyền gặp nạn khi qua hải phận... Những hoạt động đó trở thành định lệ và được các vua kế nhiệm thực thi để bảo vệ vùng hải dương này.

Phát biểu tại khai mạc triển lãm, ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa cho biết: Triển lãm công bố lần đầu gần 100 văn bản lưu hình dấu và bút tích vua phê là những sử liệu tín thực góp phần làm sáng tỏ vai trò, vị thế của vùng biển Đà Nẵng trong lịch sử và nhiều thông tin giá trị tới công chúng.

Bên cạnh tư liệu Châu bản triều Nguyễn, triển lãm lần này cũng giới thiệu các hình ảnh, bản đồ về Hoàng Sa. Trong đó có bản đồ huyện đảo Hoàng Sa mới nhất bằng tiếng Việt và tiếng Anh của Nhà xuất bản Tài Nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

“Triển lãm cũng giới thiệu các hình ảnh về thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp, các hoạt động kinh tế biển sôi động, các hình ảnh vươn khơi bám biển Hoàng Sa của các ngư dân, các hình ảnh về hoạt động bảo vệ vùng biển của các lực lượng chức năng, cứu hộ trên biển; hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu”, ông Đồng cho biết.

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng thành phố (29-3-1975 - 29-3-2023), 5 năm khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa; tái hiện bức tranh chân thực về truyền thống vươn khơi bám biển của tiền nhân; gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Triển lãm diễn ra tại Nhà trưng bày Hoàng Sa từ nay đến hết ngày 31/3.

Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Loại lá quen thuộc dễ dàng bắt gặp mọc hoang bên đường này là vị thuốc quý ức chế đường huyết tăng cao, giảm đau và kháng viêm hiệu quả

Loại lá quen thuộc dễ dàng bắt gặp mọc hoang bên đường này là vị thuốc quý ức chế đường huyết tăng cao, giảm đau và kháng viêm hiệu quả

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 19:05

Loại lá này có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết cách dùng.

Vì sao người bán thường treo thịt bò lên cao trong khi thịt lợn lại bày trên bàn?

Vì sao người bán thường treo thịt bò lên cao trong khi thịt lợn lại bày trên bàn?

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 19:05

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó là thói quen của người bán nhưng thực tế có lý do sau việc này.

Cận cảnh con đường dài chưa đến nửa cây số nhưng quy tụ toàn dinh thự khủng của đại gia, được mệnh danh là 'đường ven biển đắt nhất thế giới'

Cận cảnh con đường dài chưa đến nửa cây số nhưng quy tụ toàn dinh thự khủng của đại gia, được mệnh danh là 'đường ven biển đắt nhất thế giới'

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 16:44

Nhiều đại gia sẵn sàng chi một khoản tiền khổng lồ để mua lại các căn dinh thự ở đây.