Tỉnh miền Bắc đầu tư hơn 432.000 tỷ đồng để nâng tầm du lịch, phát triển thành phố lớn thứ 3 của tỉnh trở thành 'kinh đô ánh sáng vùng biên'

Tỉnh miền Bắc này cần đầu tư hơn 432.000 tỷ đồng (giai đoạn 2024 - 2030) để thực hiện 9 dự án, nhiệm vụ lớn phục vụ phát triển du lịch để trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế.

"Vịnh Sydney bên bờ vịnh Hạ Long"

Đây là một trong những kiến nghị nhằm nâng tầm du lịch Quảng Ninh, theo Đề án Phát triển Quảng Ninh thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế do Sở Du lịch Quảng Ninh và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch phối hợp thực hiện.

Tổng kinh phí thực hiện 9 dự án, nhiệm vụ trọng tâm để phát triển Quảng Ninh thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế dự kiến là khoảng 432.825 tỷ đồng (giai đoạn 2024-2030). Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng là 20.370 tỷ đồng; nguồn xã hội hóa, tư nhân khoảng 412.455 tỷ đồng.

Để trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế, ngoài cần các cơ chế, chính sách đặc thù, Quảng Ninh cần đầu tư hơn 432.000 tỷ đồng (giai đoạn 2024-2030) để thực hiện 9 dự án, nhiệm vụ lớn phục vụ phát triển du lịch

Trong 9 dự án, nhiệm vụ này có: Đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, bến cảng, cơ sở vật chất du lịch cao cấp tại các đảo, đáp ứng yêu cầu trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế với kinh phí hơn 5.000 tỷ đồng; Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch đồng bộ, hiện đại khu vực vịnh Cửa Lục trở thành "vịnh Sydney bên bờ vịnh Hạ Long", với kinh phí dự kiến hơn 5.000 tỷ đồng; Các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp và hạ tầng cơ sở vật chất khác kỹ thuật khác phục vụ du lịch, với kinh phí khoảng 420.000 tỷ đồng; Phát triển thành phố Móng Cái trở thành thành phố giải trí và sự kiện với thương hiệu “Kinh đô ánh sáng vùng biên”, với kinh phí dự kiến khoảng hơn 2.000 tỷ đồng; Xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ mở các đường bay, kết nối hàng không quốc tế đến Vân Đồn, với kinh phí dự kiến khoảng 150 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, ngành Du lịch Quảng Ninh cần thực hiện các đề án/nhiệm vụ khác để đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra đến năm 2030

Trong đó, về chính sách, để phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế, đòi hỏi Quảng Ninh phải có được một số chính sách, cơ chế đặc thù theo hướng ưu tiên và khuyến khích thu hút nguồn lực đáng kể cho đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đẳng cấp, xúc tiến quảng bá, nguồn nhân lực du lịch.

Đề xuất Chính phủ cho phép sân bay Vân Đồn được áp dụng chính sách miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế là thị trường trọng điểm và tiềm năng của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng; tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách ưu tiên bay thuê bao chuyến (Charter flight) kết nối từ sân bay quốc tế Vân Đồn đến các sân bay trong khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, đón từ 18-20 triệu lượt khách, trong đó có ít nhất 4,5-5 triệu lượt khách quốc tế, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GRDP của tỉnh khoảng 11-12%.

Đến năm 2030, Du lịch Quảng Ninh phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững

Đến năm 2030, Du lịch Quảng Ninh phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững, khẳng định vai trò trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế, trọng điểm du lịch hàng đầu của quốc gia, phấn đấu đón được 25,4 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 8,7 triệu lượt khách quốc tế (chiếm 34%), đóng góp trực tiếp của du lịch vào GRDP của tỉnh khoảng 15-16%.

Tỉnh địa đầu như một "Việt Nam thu nhỏ"

Là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ. Phía tây tựa lưng vào núi, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển dài khoảng 250km, nhiều cửa sông.

Quảng Ninh có biên giới trên đất liền và hải phận giáp với Trung Quốc. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh giáp với Quảng Tây, Trung Quốc; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước, với bốn thành phố: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và Móng Cái. Bên cạnh đó là hai thị xã Đông Triều và Quảng Yên, hai huyện đảo là Vân Đồn và Cô Tô.

Quảng Ninh được ví như một "Việt Nam thu nhỏ"

Quảng Ninh có bốn mùa, tùy vùng mà bạn chọn thời điểm du lịch cho phù hợp. Nếu xuất hành du xuân đầu năm, Quảng Ninh là lựa chọn lý tưởng với rất nhiều điểm du lịch tâm linh. Hè mát mẻ thích hợp cho những chuyến nghỉ dưỡng trên vịnh song đây cũng là mùa cao điểm du lịch, giá cả dịch vụ có thể tăng. Thời tiết mùa thu thích hợp để trekking, vãn cảnh. Mùa đông khô hanh, nhưng bạn hoàn toàn có thể cân nhắc tới một kỳ nghỉ trái mùa trên du thuyền hoặc săn băng giá.

Một số điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua:

1. Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Thiên nhiên ban tặng cho Hạ Long cảnh sắc tuyệt đẹp cùng một nền văn hóa có chiều sâu, hoạt động du lịch tại đây rất đa dạng.

Vịnh Hạ Long

Toàn bộ vịnh có gần 2.000 đảo đá vôi, trong đó có khoảng 900 đảo đã đặt tên, với đủ mọi hình dạng. Các đảo đá chỗ thì tập trung, có nơi lại tách rời, tạo nên nét chấm phá cho vịnh Hạ Long. Trên một số đảo có hệ thống hang nhũ đá kỳ thú để du khách chiêm ngưỡng như hang Sửng Sốt, hang Trống, hang Trinh Nữ, hang Luồn, hang Đầu Gỗ, động Kim Quy, động Mê Cung...

2. Đảo Cô Tô

Đảo Cô Tô

Đảo Cô Tô ở Vân Đồn, Quảng Ninh được ví như một hòn đảo thiên đường với bãi biển rộng, bờ cát trắng, nước biển trong và mát lạnh. Đến thăm Cô Tô, du khách có thể tản bộ trên con đường tình yêu, mở tiệc BBQ trên bờ biển, thăm khu tượng đài Bác Hồ. Các cặp đôi có thể thuê xe đạp dạo quanh thị trấn, khám phá bãi đá Cầu Mỵ, ngọn Hải Đăng và thưởng thức hải sản tươi ngon.

3. Đảo Tuần Châu

Đảo Tuần Châu

Toạ lạc ở cửa ngõ vịnh kỳ quan Hạ Long, đảo ngọc Tuần Châu là một trong những điểm đến cho kỳ nghỉ của du khách thêm trọn vẹn khi đến Quảng Ninh. Cách đất liền khoảng 2km, Tuần Châu không chỉ có cảng du thuyền nhân tạo lớn, mà còn sở hữu hệ sinh thái vui chơi, giải trí cao cấp như sân golf 18 lỗ có đường golf dài nhất Việt Nam. Điểm đến này còn có các tọa độ check-in mới lạ như công viên King Kong, công viên Rồng, công viên sinh thái ví như Đà Lạt thu nhỏ...

4. Mũi Sa Vĩ, thành phố Móng Cái

Còn có tên gọi khác là Mũi Gót, Mũi Sa Vĩ là nơi chấm nét bút đầu tiên vẽ nên hình chữ S Việt Nam trên bản đồ. "Sa" nghĩa là cát, "Vĩ" có nghĩa là đuôi, do đó tên gọi này có thể hiểu là đuôi cát.

Tuy cực Đông của Việt Nam ở tận mũi Điện (Phú Yên), nhưng mũi Sa Vĩ ở Trà Cổ là nơi đón ánh mặt trời đầu tiên ở miền Bắc. Bởi vậy, khoảnh khắc bình minh ở Sa Vĩ luôn được đón chờ và mang đến cảm xúc dâng trào cho những người dân đất Việt.

Mũi Sa Vĩ

Đứng ở mũi Sa Vĩ, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể nhìn thấy cột mốc 1378. Đây là cột mốc cuối cùng trên tuyến biên giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cách đó không xa là bãi biển Trà Cổ hình lưỡi liềm dài 17km.

5. Núi Cao Ly, huyện Bình Liêu

Cao Ly là dãy núi cao trải dài với diện tích trên 40km2 với 8 đỉnh cao hơn 1.000m thuộc huyện biên giới Bình Liêu. Núi Cao Ly còn gọi là núi Cô Đơn cách trung tâm xã Húc Động hơn 10km là một điểm cắm trại, dã ngoại phù hợp cho các nhóm bạn trẻ hoặc gia đình nhỏ.

Núi Cao Ly

Nếu khoảng tháng 7-9 Cao Ly hấp dẫn du khách vì hoa mua nở nhuộm tím các vạt đồi thì đến cuối năm tháng 10 trở đi, nơi này lại là điểm săn biển mây lý tưởng. Chỉ cần một đêm cắm trại, sáng thức dậy khoảng 5-6h hoặc vui chơi, ăn uống, chờ đến 16h-17h là bạn có thể ngắm nhìn vũ điệu của mây trời.

Điểm cắm trại cách đỉnh khoảng 30-40 phút leo bộ, xe máy và ôtô cá nhân có thể tới tận điểm trại. Trong thời gian khám phá núi Cao Ly, du khách di chuyển thêm 15, kết hợp tham quan thác Khe Vằn có 3 tầng và là thác nước cao nhất tỉnh Quảng Ninh.

TIN LIÊN QUAN