Tỉnh đầu tiên trong cả nước không có hộ nghèo và cận nghèo lên kế hoạch xây dựng thành phố thứ 6: Bất động sản xuất hiện loạt 'điểm sáng'

Địa phương này được tỉnh định hướng lên thành phố vào năm 2050 với nhiều quy hoạch nổi bật

Huyện Bàu Bàng nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, cách TP. Thủ Dầu Một 32km và cách TP. HCM 62km về phía Bắc theo Quốc lộ 13. Theo Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Bàu Bàng được định hướng phát triển thành thị xã và là đô thị loại III, trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp, và dịch vụ của tỉnh trong giai đoạn 2030-2040.

Năm 2050, huyện Bàu Bàng sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Ảnh: Internet

Đến năm 2050, Bàu Bàng sẽ được nâng cấp các tiêu chí để đạt đô thị loại II và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Theo quy hoạch này, cùng với việc phát triển đô thị, hạ tầng giao thông và kỹ thuật, nền công nghiệp của huyện sẽ được nâng cao, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn, đồng thời mang lại sự thay đổi tích cực cho thị trường bất động sản tại địa phương.

Về bố trí không gian công nghiệp, quy hoạch của huyện Bàu Bàng đến năm 2050 sẽ chú trọng phát huy lợi ích liên kết giữa các ngành và các địa phương trong tỉnh, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong giai đoạn 2030-2050, huyện sẽ đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Bàu Bàng 3 (tại xã Cây Trường II và Trừ Văn Thố) và Khu công nghiệp Dầu Tiếng 4 (xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng và xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng). Dự kiến sau năm 2050, Khu công nghiệp Bàu Bàng 5 sẽ được hình thành tại Long Nguyên.

Về lĩnh vực thương mại, đến năm 2025, huyện dự kiến sẽ có 10 chợ, một siêu thị và một trung tâm logistics. Đến năm 2030, sẽ phát triển thêm 11 chợ (bao gồm một chợ đầu mối nông sản), 3 siêu thị, 2 trung tâm thương mại và 2 trung tâm logistics.

Huyện Bàu Bàng sẽ tập trung phát triển mọi mặt hướng đến mục tiêu lớn. Ảnh: Internet

Huyện Bàu Bàng cũng thu hút sự hiện diện của nhiều dự án bất động sản lớn từ các chủ đầu tư như Becamex IDC, Trần Anh Group, Sài Gòn Land, Nam Long Bình Dương... Một số dự án nổi bật gồm:

Khu dân cư Urban Dream với tổng diện tích 30,5 ha, quy mô 1.709 lô đất, dân số dự kiến khoảng 3.135 người. Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư Đức Phát.

Dự án Thăng Long 2, nằm trong Khu công nghiệp Bàu Bàng với diện tích 18,5ha, thuộc khu công nghiệp có quy mô hơn 2.200ha. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng và do Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Phát triển Địa ốc An Lạc Land làm chủ đầu tư.

Khu đô thị Elite Town có quy mô hơn 1,6ha. Chủ đầu tư là Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC Corp) với sự phân phối của các đơn vị như Nam Phát, Nam Land, Nam Long, Thế Giới Đất Việt.

Khu nhà ở thương mại Phúc An Ashita với tổng diện tích gần 9,4ha. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh BĐS Đất Thành; dự án do Trần Anh Group phát triển.

Khu đô thị Đại Phước Molita có diện tích hơn 9,4ha, trong đó 5,2ha là đất ở, gồm 435 lô đất với 40 lô biệt thự, 60 lô shophouse và 335 nhà liền kề. Chủ đầu tư dự án là CTCP Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Bất động sản Đất Thành, một thành viên của Đại Phước Group.

Dự án Thăng Long Residence được quy hoạch trên diện tích hơn 40ha với tổng cộng 2.400 sản phẩm. Giai đoạn 1 triển khai trên diện tích 21ha, cung cấp 988 nền nhà liền kề. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Phát triển Địa ốc Thuận Phát Land.

Khu đô thị Center City 3 với tổng diện tích 19ha, do Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Sài Gòn Land làm chủ đầu tư.

Bình Dương là tỉnh đầu tiên trong cả nước không còn hộ nghèo. Hai năm liền (2015, 2016), tỉ lệ số hộ nghèo/số hộ tái nghèo của Bình Dương đều là 0%. Trong khi đó, tỉ lệ hộ nghèo chung của cả nước là 8,23%.

Bình Dương cũng là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước thời điểm hiện tại. Theo đó, địa phương này đang có 5 thành phố trực thuộc gồm Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và Bến Cát.