Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tuần này tăng lên mức cao nhất trong 9 năm qua khi tình trạng thiếu hụt container đẩy cước phí tàu biển tăng cao, đồng thời cũng đẩy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên mức cao nhất trong 4 tháng qua.
Theo Reuters, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hồi tuần trước đã tăng lên mức 500 USD một tấn, cao nhất kể từ tháng 12/2011. Tuần gần nhất, giá gạo dao động 470-490 USD mỗi tấn.
Reuters dẫn lời một nhà buôn tại An Giang cho biết, tình trạng thiếu container khiến các nhà xuất khẩu gặp khó khăn trong việc vận chuyển gạo cho khách hàng. Theo nhà buôn này , vài tháng trước đây giá cước tàu biển cho một container 20 feet từ Việt Nam đến châu Phi từ 1.500 USD nhưng nay đạt 5.000 USD.
Tương tự gạo Việt, gạo 5% tấm tiêu chuẩn của Thái Lan cũng tăng từ 485-516 USD lên 500-519 USD vào tuần trước do nguồn cung hạn chế và giá thành vận chuyển. Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, trong 10 tháng đầu năm, lượng gạo xuất đi chỉ đạt 4,49 triệu tấn, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nhận định, nhiều khả năng mục tiêu xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo khó đạt được. Dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu từ đầu năm đến tháng 11 đã giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 5,7 triệu tấn.
Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, mới đây tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2020, Bộ Công thương cho biết, tính đến hết tháng 11, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD. Ước tính năm 2020, thặng dư thương mại hàng hóa vào khoảng 7 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021.
Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hóa. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD tăng dần, từ 23 mặt hàng năm 2015 lên 32 mặt hàng năm 2019. Là lối ra của nền kinh tế, xuất khẩu, đặc biệt lại là xuất siêu, trở thành “mã lực” quan trọng thúc đẩy cỗ máy kinh tế, tác động tích cực đến tăng trưởng GDP và lan truyền đến các lĩnh vực khác.
Trong bức tranh xuất khẩu đó, nông nghiệp góp phần tô điểm những màu sáng quan trọng, khẳng định trụ cột của nền kinh tế vào những lúc khó khăn. Đơn cử như với gạo, mặt hàng được ví như “hạt ngọc” của nước ta thì năm 2020 có thể nói là năm thắng đậm của gạo Việt Nam khi nông dân trúng mùa lớn. Trong năm đầy khó khăn này, ngành gạo không những làm tròn trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nông dân trồng lúa còn xuất khẩu dự kiến thu về 3 tỷ USD.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tuần này tăng lên mức cao nhất trong 9 năm qua khi tình trạng thiếu hụt container đẩy cước phí tàu biển tăng cao, đồng thời cũng đẩy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên mức cao nhất trong 4 tháng qua.
Theo Reuters, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hồi tuần trước đã tăng lên mức 500 USD một tấn, cao nhất kể từ tháng 12/2011. Tuần gần nhất, giá gạo dao động 470-490 USD mỗi tấn.
Reuters dẫn lời một nhà buôn tại An Giang cho biết, tình trạng thiếu container khiến các nhà xuất khẩu gặp khó khăn trong việc vận chuyển gạo cho khách hàng. Theo nhà buôn này , vài tháng trước đây giá cước tàu biển cho một container 20 feet từ Việt Nam đến châu Phi từ 1.500 USD nhưng nay đạt 5.000 USD.
Tương tự gạo Việt, gạo 5% tấm tiêu chuẩn của Thái Lan cũng tăng từ 485-516 USD lên 500-519 USD vào tuần trước do nguồn cung hạn chế và giá thành vận chuyển. Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, trong 10 tháng đầu năm, lượng gạo xuất đi chỉ đạt 4,49 triệu tấn, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nhận định, nhiều khả năng mục tiêu xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo khó đạt được. Dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu từ đầu năm đến tháng 11 đã giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 5,7 triệu tấn.
Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, mới đây tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2020, Bộ Công thương cho biết, tính đến hết tháng 11, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD. Ước tính năm 2020, thặng dư thương mại hàng hóa vào khoảng 7 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021.
Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hóa. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD tăng dần, từ 23 mặt hàng năm 2015 lên 32 mặt hàng năm 2019. Là lối ra của nền kinh tế, xuất khẩu, đặc biệt lại là xuất siêu, trở thành “mã lực” quan trọng thúc đẩy cỗ máy kinh tế, tác động tích cực đến tăng trưởng GDP và lan truyền đến các lĩnh vực khác.
Trong bức tranh xuất khẩu đó, nông nghiệp góp phần tô điểm những màu sáng quan trọng, khẳng định trụ cột của nền kinh tế vào những lúc khó khăn. Đơn cử như với gạo, mặt hàng được ví như “hạt ngọc” của nước ta thì năm 2020 có thể nói là năm thắng đậm của gạo Việt Nam khi nông dân trúng mùa lớn. Trong năm đầy khó khăn này, ngành gạo không những làm tròn trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nông dân trồng lúa còn xuất khẩu dự kiến thu về 3 tỷ USD.