Xu hướng chú trọng giữ gìn sức khỏe
Một nghiên cứu gần đây trong năm 2021 của ADM OutsideVoice - đơn vị nghiên cứu độc lập của tập đoàn ADM (Mỹ) thì 77% người tiêu dùng có xu hướng tìm cách nâng cao hệ miễn dịch từ các sản phẩm sữa hoặc có chứa probiotics, prebiotics và postbiotics kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
Một nghiên cứu gần đây của Nielsen thì mối quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay là sức khỏe. 65% người dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe.
Mặc dù thuộc nhóm quốc gia có mức tiêu thụ sữa khá thấp chỉ khoảng 26-27kg/người/năm (trung bình thế giới khoảng 100kg/người/năm và trung bình tại châu Á đạt 38kg/người/năm). Theo dự báo của Kantar Worldpanel, nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam đang chuyển biến tích cực. Xu hướng sử dụng các sản phẩm sữa tươi, sữa chua, phô mai tăng mạnh do dân số trẻ, thu nhập tăng, chú trọng vào sức khỏe.
Tăng lượng sữa những ngày giãn cách
Phỏng vấn nhanh những người đang đi siêu thị trong những ngày giãn cách xã hội tại TP.HCM, thì được biết, sau mì và thịt heo họ sẽ chọn sữa, tiếp đến mới là các sản phẩm nhu yếu phẩm khác như gạo, dầu ăn, nước mắm, giấy vệ sinh…
Bằng chứng là các kệ mì gói, quầy bán thịt heo, quầy sữa hoăc các sản phẩm sữa tại các siêu thị luôn vơi đầu tiên, nhân viên liên tục thay nhau châm hàng. Không ít người cho biết, bữa sáng chỉ cần ăn gói mì, uống ly sữa là đã đủ chất.
Đang khệ nệ đẩy chiếc xe có 3-4 thùng sữa các loại, anh Tuấn (ngụ Q.Gò Vấp) nói đây phần sữa dành cho gia đình anh uống trong thời gian giãn cách xã hội. Ngày thường, tiêu chuẩn đứa con 7 tuổi gồm một miếng phô mai, một hộp sữa chua, ba hộp sữa tươi; đứa lớn 9 tuổi thì gồm hai miếng phô mai, một hộp sữa chua, hai hộp sữa tươi. Vợ chồng anh trung bình mỗi người một miếng phô mai, một hộp sữa chua, 1 ly sữa tươi.“Đang giãn cách nên cả gia đình ở nhà suốt 24/24, lượng sữa tươi tiêu thụ nhiều hơn. Trước đây, sữa và phô mai chỉ dùng làm bữa phụ. Hiện nay, sau ăn sáng, tôi đều bắt con uống thêm ly sữa tươi để có thêm năng lượng, tăng sức khoẻ và đề kháng. Đang giãn cách xã hội mà bị bệnh sẽ rất căng” – Anh Tuấn chia sẻ.
Còn chị Toàn – công nhân ngụ H.Hóc Môn, TP.HCM cho biết, dù thu nhập giảm nhưng những ngày giãn cách xã hội, chị tăng cường khẩu phần sữa, sữa chua cho cả nhà. “Đây là đợt COVID-19 lần thứ tư, tỷ lệ mắc bệnh cứ tăng vọt nên tôi rất lo lắng. Dịch bệnh sẽ còn kéo dài nên cơ thể khoẻ mạnh là quan trọng nhất”. Hiện sau bữa ăn, chị Toàn chú trọng cho gia đình bổ sung thêm sữa; chị chọn thương hiệu uy tín, độ an toàn cao và khẩu vị phù hợp với các bé.
Khách hàng có thu nhập cao hơn thì chọn sản phẩm sữa cao cấp hơn. Chị Thoa, ngụ Q.Tân Bình, TPHCM thì cho biết, trước đó chị thường chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu, có uống sữa nhưng rất ít. Đợt giãn cách xã hội lần thứ hai này khiến chị có ý thức giữ sức khoẻ hơn bằng cách tăng cường uống sữa, ăn các sản phẩm từ sữa. “Tôi sẽ giữ thói quen này kể cả khi hết dịch. Tôi chuộng sữa Organic cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài hoặc sản xuất theo tiêu chuẩn nước ngoài. Tất nhiên nếu doanh nghiệp trong nước có sản phẩm Organic nhập khẩu thì tôi sẽ ưu tiên hơn” – chị Thoa bộc bạch.
Đón đầu được xu hướng tiêu dùng, Cô Gái Hà Lan là một trong số ít doanh nghiệp đã không ngừng xây dựng, cải tiến, đổi mới nhà máy và thiết bị, ứng dụng công nghệ có trình độ cao ngang tầm khu vực và thế giới nhằm cải thiện chất lượng nguồn sữa cung cấp ra thị trường. Theo báo cáo, độ an toàn của sữa tươi Cô Gái Hà Lan đã vượt chuẩn 11 lần, nhờ vào tổng tạp trùng siêu thấp, 260.000cfu/ml so với tiêu chuẩn Việt Nam là 3 triệu cfu/ml. Ngoài ra, thương hiệu này còn xây dựng Bộ tiêu chí dinh dưỡng toàn cầu (Global Nutritional Standards), nhờ đó mọi sản phẩm đều giữ được tối đa dưỡng chất tự nhiên như canxi, protein, cân đối lượng đường, muối, chất béo bão hòa, bổ sung các chất dinh dưỡng mà trẻ thiếu hụt như B12, vitamin A và D.
Cô Gái Hà Lan áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong từng sản phẩm
Cô Gái Hà Lan đã tăng từ hạng 8 (2016) lên hạng 4 (2018) trong danh sách 22 tập đoàn dinh dưỡng và thực phẩm lớn nhất thế giới, có đóng góp vào việc phát triển, cải thiện dinh dưỡng toàn cầu của Quỹ tiếp cận Dinh dưỡng (Access to Nutrition Foundation).
Tường Vi