Hình minh họa. Ảnh: Internet
Quả lê là một trong những loại trái cây quen thuộc, giá thành hợp lý, thế nhưng ít ai biết đến những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Ăn lê thường xuyên sẽ giúp chúng ta cải thiện được tình trạng mệt mỏi, tăng huyết áp, chế bệnh tiểu đường cũng như nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình trong 100g quả lê cung cấp rất nhiều dưỡng chất bổ ích, bao gồm: canxi, chất xơ, kali, protein, photpho, và các loại vitamin cần thiết khác như A, B, C. Nếu như ăn 1 quả lê bạn sẽ được cung cấp 12% lượng vitamin C cần thiết hằng ngày, 10% vitamin K, 6% kali và một lượng nhỏ sắt, vitamin B6, folate…
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy ăn trái lê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi mặc dù lê chứa 27g Carbohydrate/ 1 quả lê (khoảng 178g) và có vị ngọt nhẹ nhưng chỉ số đường huyết của quả lê là GI = 38 – mức chỉ số thuộc phân nhóm thấp. Điều này có nghĩa là sau khi tiêu thụ lê lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Vậy với các loại dinh dưỡng như trên thì lê không chỉ là trái cây giúp người tiểu đường giảm cơn thèm ngọt, thân thiện với người tiểu đường mà còn mang lại nhiều tác dụng có lợi khác. Do đó các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên rằng, hàng ngày chúng ta nên bổ sung lê để cơ thể nhận được những lợi ích như sau:
Tốt cho tiêu hóa
Lê giúp cơ thể bổ sung chất xơ, cải thiện hệ tiêu hóa. Chất xơ rất tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn nên những ai bị tiêu chảy, táo bón, thiếu nước có thể đưa quả lê vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Tăng sức đề kháng
Các vitamin (B2, B3, B6, C và K), các khoáng chất (magie, canxi, mangan, đồng, folate) chứa trong quả lê có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Giúp xương chắc khỏe
Lê chứa hàm lượng cao boron, một muối khoáng giúp cơ thể giữ lại canxi. Nó cũng giúp cơ thể sản sinh các hoocmon, bao gồm oestrogen, giúp ngăn ngừa mất xương. Quả lê cũng giàu vitamin K, một chất thiết yếu đối với sức khỏe của xương.
Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch
Các chất chống oxy hóa do quả lê tiết ra có công dụng hạn chế tình trạng xơ vữa mạch máu và hiện tượng tập kết tiểu cầu hình thành các cục máu đông trong lòng mạch. Do đó ăn lê sẽ giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh lý về tim mạch khác.
Phòng ngừa ung thư
Nhờ khả năng kết dính của chất xơ chứa trong quả lê với các axit mật thứ cấp mà chúng ta có thể phòng ngừa rủi ro mắc ung thư ruột già hoặc các vấn đề khác tại ruột.
Ngăn ngừa huyết áp cao
Ăn lê mỗi ngày còn giúp bạn điều trị được chứng cao huyết áp. Chất chống oxy hóa glutathione hiện diện trong quả lê có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao và đột quỵ, giúp bạn duy trì mức huyết áp ở mức ổn định.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Bên cạnh những công dụng nêu trên, việc thường xuyên ăn lê còn giúp khắc phục tình trạng viêm lợi, sưng đau họng, mệt mỏi, tiểu vàng, mắt sưng đỏ.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức độ và liều lượng sử dụng mỗi ngày, mỗi tuần tùy vào tình hình của bệnh.