Từ thành phố Cao Bằng đến Mắt thần núi Thủng – Nà Ma phải băng qua đèo Mã Phục. Con đèo thuộc xóm Cao Xuyên, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, là ranh giới giữa hai huyện Hòa An và Trà Lĩnh, cách trung tâm thành phố 22 km. Sở dĩ con đèo này có tên gọi là Mã Phục vì ở đèo này có hai tảng đá lớn nhìn vào nhau tựa như hai con ngựa đang phủ phục.
Con đèo còn gắn với truyền thuyết vị thủ lĩnh tài giỏi miền sơn cước Nùng Chí Cao, người dân tộc Tày đã lãnh đạo nhân dân dẹp tan quân Tống xâm lựơc, trả lại sự bình yên cho bờ cõi vùng núi phía Bắc. Khi về đến đỉnh dốc cao dựng đứng, ngựa của chàng đã dừng lại và ngã khụyu xuống vì kiệt sức. Chính hình ảnh con ngựa nằm phục xuống ấy (mã phục) đã toát lên được sự hùng vĩ và hiểm trở của con đèo.
Đèo Mã Phục - Cao Bằng
Tiếp đến là con đèo hùng vĩ 15 tầng dích dắc, với những khúc cua muốn lật bánh đã hấp dẫn bao tay lái lụa tìm về chinh phục. Trong tiếng dân tộc Tày thì Khau có nghĩa là đèo, Cốc Chà là tên của một bản người Tày ở đỉnh đèo, cũng là tên 1 loại cây mọc rất nhiều ở khu vực này. Đèo Mẻ Pia đi qua bản Cốc Chà từ đó được lấy tên là Khau Cốc Chà.
Đứng trên đỉnh núi Pác Thốc, nhìn toàn cảnh đèo Khau Cốc Chà và thung lũng Đồng Mu ở trung tâm xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng mới hiểu vì sao những năm gần đây, dân du lịch bụi luôn lựa chọn Bảo Lạc làm điểm dừng chân thay vì những thị trấn lớn xung quanh.
Đèo Nà Tềnh thuộc xã Cần Nông, huyện Hà Quảng, nằm trên QL4A cùng trên cùng trục đường và cách đèo Khau Cốc Chà khoảng 18km, nhưng quanh co và dài hơn. Qua đỉnh đèo một chút là vào đến địa phận huyện Bảo Lạc. Trước đây, đường rất xấu và vô cùng khó đi, nay đã được sửa chữa, đi lại thuận tiện hơn.
Nếu như đèo Khau Cốc Chà khiến các phượt thủ choáng váng bởi các con dốc đứng 15 tầng như những bậc thang bắc lên tầng trời, thì đèo Nà Tềnh lại như một dải lụa mềm với 20 khúc cua uốn lượn xuyên qua các bản làng, giữa những thửa ruộng bậc thang xăm xắp mùa đổ nước, xếp lấp loáng như những vãy cá chồng lên nhau, tạo nên bức tranh non nước hữu tình.
Cuối cùng là đèo Mẻ Pia. Với những phượt thủ hay người đam mê du lịch bụi để khám phá sự hoang sơ, hùng vĩ của tự nhiên, cung đường Đèo Mẻ Pia chắc chắn sẽ là một nơi không thể bỏ qua.
Đèo Mẻ Pia uốn lượn như con rắn
Từ đầu đến cuối, Đèo Mẻ Pia uốn lượn như con rắn dài tạo thành 14 tầng quanh co, khúc khuỷu và đầy ngoạn mục đối với những ai thích “xê dịch”. Đèo Mẻ Pia là một trong những cung đèo nổi tiếng nhất thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng, vùng Tây Bắc của Việt Nam. Theo đó, đèo Mẻ Pia nằm trên QL4A có tổng chiều dài chỉ 2,5km nhưng vì độ dốc nên được tạo thành đường uốn lượn như dải lụa trong gió. Toàn bộ con đèo này đều nằm trên địa bàn xã Xuân Trường, nối tiền xã này với trung tâm Bảo Lạc, huyện có biên giới với Trung Quốc.
Nhiều người không nhớ tên chính xác của Mẻ Pia thường hay gọi nó là đèo 14 tầng dốc vì hình dạng vốn có. Được xây dựng nối liền một xã và một trung tâm huyện cách này một một dốc núi nên đèo Mẻ Pia phải làm thành đường cong nhằm giúp đoạn đường 2,5km dốc dựng đứng trở nên an toàn hơn khi đi.
Theo nhiều người dân địa phương tại đây, đèo Mẻ Pia đã xuất hiện từ thời thực dân Pháp đô hộ, ban đầu chỉ là con đường đất gồ ghề, hiểm trở dành cho ngựa đi. Sau đó, khoảng năm 2009, Nhà nước mới bắt đầu khởi công xây dựng đường nhựa cho Đèo Mẻ Pia. Từ lúc mới mở đường, con dốc quanh co 14 tầng này chỉ rộng khoảng 40cm, đến nay đã được xây dựng kiên cố với mặt đường rộng khoảng 5m.
Chính vì sự hiểm trở và uốn lượn như tranh vẽ mà cung đường này luôn là nơi muốn chinh phục nhất của rất nhiều phượt thủ trong lẫn ngoài nước khi đến với vùng Tây Bắc, điển hình là Cao Bằng.