Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASE) trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 100 thị trường và nằm trong tốp 4 thế giới về xuất khẩu tôm, cùng với Ecuador, Ấn Độ và Indonesia. Năm 2024, dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ từ 10-15% bởi kinh tế của các nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục; các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu.
Tại Bến Tre, diện tích nuôi thủy sản là 47.814 ha. Tổng sản lượng nuôi năm 2023 là 336.281 tấn, trong đó các đối tương nuôi như, tôm nước lợ, nhuyển thể, cá tra… Để duy trì và phát triển tôm rừng, tôm quảng canh cải tiến (QCCT) là rất quan trọng vừa là nguồn thu nhập ổn định cho người dân vừa thân thiện với môi trường. Đầu tư vốn ít, đở rỉu ro. Đặc biệt đây là vùng đệm, có hệ sinh thái rất tốt, đảm bảo cho môi trường, cung cấp nguồn nước tốt nhất cho phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Chính gì thế, chúng ta cần giữ diện tích nhất định, không được khai thác quá mức. Nuôi tôm kết hợp trồng rừng, phải bảo đảm diện tích rừng chiếm 70 - 75%, diện tích nuôi tôm chiếm 25 - 30%.
Nuôi tôm quảng canh cải tiến là mô hình nuôi dựa vào nền tảng của hình thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung thêm giống ở mật độ thấp hoặc là thêm thức ăn theo tuần, đôi khi thêm cả thức ăn; bổ sung thêm chế phẩm vi sinh và áp dụng một số kỹ thuật quản lý và cải thiện môi trường nước nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Việc nuôi tôm quảng canh cải tiến có nhiều cấp độ khác nhau, thấp nhất là chỉ đầu tư con giống, cao hơn là giai đoạn đầu cho ăn, ương giống, chạy quạt tạo ôxy bán thời gian, diện tích ao nuôi đa dạng từ 1ha đến vài hécta, các ao nuôi đất thông thường và độ sâu mức nước 1m - 1,5m…
Trong vài năm gần đây, kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản được quan tâm đầu tư, nhất là các vùng nuôi gặp khó khăn về hệ thống cấp thoát nước, hệ thống giao thông, điện phục vụ nuôi thủy sản. Ý thức của người dân từng bước được nâng cao, thận trọng hơn trong việc chọn thời điểm thả nuôi thích hợp, quản lý môi trường, khai báo dịch bệnh, xả thải bùn đáy ao…thông qua hoạt động ban quản lý vùng nuôi.
Nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao mới được áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, bên cạnh đó các mô hình nuôi tôm rừng theo hướng sinh thái, nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm càng xanh toàn đực…cũng được áp dụng để nâng cao năng suất, sản lượng, tăng giá trị con tôm, tạo ra nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trước những khó khăn, thách thức và dự báo cơ hội, Theo Sở KH&CN tỉnh Bến Tre, cần thay đổi cách nghĩ, cách làm để xác định giải pháp kỹ thuật phù hợp và mạnh dạn áp dụng nhằm mở rộng hướng đi bằng cách làm mới, cải tiến mới để nghề nuôi tôm phát triển ổn định trước mắt cũng như lâu dài.
Sở KH&CS tỉnh Bến Tre cho biết, để năng suất nuôi tôm quảng canh (đập) tăng lên và ổn định chúng ta cần chú ý cải tạo ao nuôi (đập), cấp nước phải qua túi vải lọc cá tạp (trước khi thả giống và trong quá trình nuôi). Trong quá trình chọn con giống thả nuôi phải chọn kỹ, được xét nghiệm, thật kỹ vì đây là yếu tố đầu vào rất quan trọng quyết định năng suất cho cả vụ nuôi. Ương giống là giai đoạn quan trọng giúp nâng tỷ lệ sống của tôm và năng suất sau này. Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như: pH, độ mặn, kiềm,... đặc biệt kiểm tra trước khi thả giống, và trước khi sang tôm từ ao ương qua khu vực nuôi
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Nguyễn Văn Buội cho biết, tỉnh đặt mục tiêu phát triển diện tích nuôi tôm công nghệ cao đến năm 2025 đạt 4.000 ha, với sản lượng tôm đạt 144.000 tấn; đến năm 2030, phát triển khoảng 5.800 ha, với sản lượng đạt 208.800 tấn.