Mẹo viết sơ yếu lý lịch ứng tuyển vị trí Chuyên gia tài chính

Chuyên gia tài chính và kế toán luôn có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Cho dù bạn đang tìm cách trở thành một giám đốc tài chính (CFO), phân tích tài chính hoặc kế hoạch tài chính, quản lý danh mục đầu tư hoặc tư vấn đầu tư, các điều kiện tiên quyết để viết sơ yếu lý lịch đều giống nhau.

Khi bạn viết sơ yếu lý lịch để ứng tuyển vị trí kế toán hay chuyên viên tài chính, bạn cần tập trung vào các kỹ năng, lĩnh vực chuyên môn, chứng chỉ và những thành tựu cụ thể. Đơn xin việc phải truyền đạt những đóng góp của bạn dành cho công ty trong tương lai. Bạn có thể minh họa bằng các đóng góp bạn đã làm cho sếp trước hoặc khách hàng cũ của bạn.

1. Xác định mục tiêu của bạn

 

Trước khi viết đơn xin việc, bạn phải có mục tiêu rõ ràng. Hãy thực hiện một số nghiên cứu sơ bộ, xem xét thông tin việc làm, xem những vị trí nào đang trống, công ty nào đang tuyển và có cảm giác tốt về cơ hội trúng tuyển. Nghiên cứu này sẽ giúp bạn xác định những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn nên nhấn mạnh trong hồ sơ xin việc.

2. Tóm tắt trình độ chuyên môn chính của bạn

 

Khi viết hồ sơ xin việc, bạn nên tổng hợp điểm mạnh và trình độ chuyên môn chính ở nửa đầu của trang đầu tiên.

Dưới đây là một ví dụ về một đoạn mở đầu của thư xin việc ứng tuyển vị trí CFO:

“Giám đốc tài chính với 15 năm kinh nghiệm kế toán và quản lý doanh nghiệp. Kinh nghiệm quản lý thực tế với chuyên môn trong phát triển hệ thống kế toán, quản lý tài chính và báo cáo tài chính. Bản thảo chứng minh việc phát triển và hoạt động kiểm soát tài chính, cảo thiện kịch bản P&L, tạo vị thế vững chắc trong việc cạnh tranh”.

Khi đọc đoặn văn ngắn này, nhà tuyển dụng tương lai sẽ nắm bắt ngay phạm vi kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên. Trong trường hợp của ứng viên này, phần miêu tả này có thể gồm các điều khoản sau đây:

Lập kế hoạch tài chính và chiến lược

Quản lý P&L

Kiểm toán

Chuẩn mực kế toán

Vận hành và điều hành vốn lưu động

Phát triển và quản lý ngân sách

Đàm phán sáp nhập và mua lại

Quản lý dòng tiền

Định giá doanh nghiệp

Trong mục lĩnh vực chuyên môn, bạn nên làm nổi bật các kỹ năng và kiến thức cụ thể.

3. Nhấn mạnh thành tựu của bản thân

 

Phần còn lại còn đơn xin việc nên đào sâu vào nền tảng chuyên môn tài chính, kế toán. Với mỗi nhà tuyển dụng, bạn nên có danh sách liệt kê những thành tích riêng. Ví dụ như:

Góp phần làm tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 76% trong khoảng 15 tháng nhờ mua và bán lại.

Tăng lưu lượng tiền mặt lên 15 triệu USD bằng việc cải thiện chức năng tín dụng phân tích, giảm thời hạn thu nợ từ 48 ngày xuống 15 ngày, giảm thiểu rủi ro từ khách hàng.

4. Những từ khóa mẫu về chuyên ngành tài chính

 

Nhân viên kế toán, chuyên viên lập kế hoạch tài chính, quản lý doanh mục đầu tư, quản lý tài chính, phân tích báo cáo tài chính, phân tích tài chính, phó giám đốc tài chính, giám đốc tài chính, thủy quỹ, chuyên gia phân tích quỹ tương hỗ, phân tích tín dụng, tiền lương nhân viên bán hàng, quản lý biên chế, trợ lý tài chính, giám đốc quan hệ với nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, quản lý mua bán, kế toán tài sản cố định, quy trình tái cấu trúc, quản lý rủi ro, phân tích giá trị gia tăng, SAP, GAAP, kế hoạch tài chính, sổ cái, báo cáo tài chính, phân tích chi phí, báo cáo thuế, lập kế hoạch thuế, biên chế, quản lý lợi ích, quản lý danh mục đầu tư, chuyên gia chiến lược tài chính và kế hoạch, quản lý P&L, kiểm toán, định giá doanh nghiệp, điều hành và xử lý vốn, quản lý ngân sách, sáp nhập và mua lại, quản lý dòng tiền, định giá doanh nghiệp, báo cáo kho dữ liệu, bảng tính…

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Kinh doanh

Theo MyLink.vn

Nên đọc