Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 09/2023/TT-BXD sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
Đối với nhà từ 3 tầng trở xuống hoặc có chiều cao PCCC từ 9m trở xuống
- Được sử dụng cầu thang bộ loại 2 để thoát nạn khi bảo đảm điều kiện người trong nhà có thể thoát ra lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ hoặc lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy.
- Thang bộ loại 2 phải được ngăn cách với khu vực tầng hầm (nếu có) bằng vách ngăn cháy loại 2...
Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 15m đến 21m
- Diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 200m2;
- Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 20 người;
- Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này;
- Các khu vực có công năng đang xét được bảo vệ bằng chữa cháy tự động. Trường hợp không thể trang bị chữa cháy tự động thì thay thế bằng hệ thống báo cháy tự động cho toàn bộ nhà (ưu tiên sử dụng đầu báo cháy khói);
- Người trong nhà có thể thoát ra ngoài nhà qua lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ hoặc lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) với các thiết bị hỗ trợ thoát nạn (ví dụ thang P1, P2, thang ngoài nhà, thang dây, ống tụt và các thiết bị hỗ trợ thoát nạn khác); hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy;
- Các lối ra thoát nạn của các gian phòng và từ mỗi tầng phải tuân thủ yêu cầu của quy chuẩn này;
Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 21m đến 25m
- Diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 150m2;
- Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 15 người;
- Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này;
- Nhà được bảo vệ bằng hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động;
- Người trong nhà có thể thoát ra ngoài nhà qua lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ và các lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) với các thiết bị hỗ trợ thoát nạn (ví dụ thang P1, P2, thang ngoài nhà, thang dây, ống tụt và các thiết bị hỗ trợ thoát nạn khác); hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy;
- Các lối ra thoát nạn của các gian phòng và từ mỗi tầng phải tuân thủ yêu cầu của quy chuẩn này.
Quy định chiều rộng bản thang bộ dùng để thoát nạn khi có cháy
Khoảng cách thoát nạn giới hạn cho phép trên mỗi tầng được đo dọc theo tâm đường thoát nạn, bắt đầu từ tâm của cửa các gian phòng hoặc từ chỗ xa nhất có thể có người trong phòng đến tâm của lối ra thoát nạn gần nhất của mỗi tầng.
Chiều rộng bản thang bộ dùng để thoát người không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn nào trên nó và không nhỏ hơn:
+ 1,2m: Với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này lớn hơn 15 người từ mỗi tầng; 1m: với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này từ 15 người trở xuống từ mỗi tầng;
+ 1,2m: với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người;
+ 0,7m: với nhà có chiều cao phòng cháy chữa cháy không quá 15m và tổng số người thoát nạn qua thang này từ mỗi tầng không quá 15 người;
+ 0,9m: Đối với tất cả các trường hợp còn lại.
Theo thông tư, nếu không thể bảo đảm kích thước trên, có thể sử dụng tài liệu chuẩn để tính toán thoát nạn cho người và xác định kích thước cần thiết của bản thang, lối thoát nạn, đường thoát nạn căn cứ điều kiện cụ thể của công trình.
Thông tư 09/2023/TT-BXD chính thức có hiệu lực từ ngày 1/12/2023.