Loại hạt đắt đỏ cả thế giới yêu thích của Việt Nam được gọi “cây tỷ USD”, giàu vitamin A, sắt, canxi, chống lão hóa

Thứ làm nên tên tuổi của loại hạt này trước hết phải kể đến giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng chất béo có lợi mà nó sở hữu.

Ảnh: Internet

Bỏ qua hàng loạt những đối thủ đáng gờm như: Óc Chó, Hạnh Nhân, hạt Dẻ, Hồ Đào,… mắc ca chính là loại hạt đắt đỏ nhất thế giới. Có nguồn gốc ở vùng đông bắc Australia và mất 7 đến 10 năm để cây bắt đầu tạo ra hạt. Một túi khoảng (0,45 kg) có thể có giá khoảng 30 USD (hơn 700.000 VNĐ), được xem là một trong những món ăn phổ biến và thời thượng ở nhiều nước từ châu Á tới châu Mỹ.

Thứ làm nên tên tuổi của hạt mắc ca trước hết phải kể đến giá trị dinh dưỡng, mà đặc biệt là hàm lượng chất béo có lợi mà nó sở hữu. Theo các số liệu phân tích, trong 1 hạt mắc ca có chứa đến 22g chất béo, hầu hết là chất béo bão hòa đơn (MUFA) và hoàn toàn không có Cholesterol. Con số này cao hơn bất kỳ loại hạt dinh dưỡng nào trên thị trường. Khi vào cơ thể, MUFA sẽ giúp làm giảm nồng độ Cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch. Bên cạnh chất béo, mắc ca còn sở hữu hàng loạt các thành phần có lợi khác như: vitamin A, sắt, đồng, canxi, kẽm, carbonhydrate, chất chống lão hóa…

Ảnh: Internet

Ngoài giá trị dinh dưỡng, hương vị béo ngậy và rất đặc trưng cũng là một lý do khiến mắc ca nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

Trên thế giới có khoảng 10 giống cây mắc ca. Tuy nhiên, chỉ 2 trong số đó là cho ra loại hạt mắc ca chất lượng, được sử dụng phổ biến trên thị trường. Mỗi cây mắc ca cần 7-10 năm tuổi mới bắt đầu có thể cho hạt. Thêm và đó, quá trình ra hoa còn kéo dài 4-6 tháng và quả mắc ca cũng không chín đồng loạt và phải thu hoạch làm nhiều đợt trong năm.

Khi đã đạt độ chín cần thiết, hạt mắc ca gần như được thu hoạch hoàn toàn bằng tay, mà không có sự hỗ trợ của máy móc. Lớp vỏ dày của chúng thường được loại bỏ trước khi bán, khiến người trồng cây rất khó xác định được hạt đã chín hay chưa. Do đó, quá trình thu hoạch tốn nhiều công sức, nhiều quả chưa chín bị loại bỏ trong quá trình sản xuất khiến chi phí càng tốn kém hơn.

Chỉ mới được du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây nhưng loại cây này được xem là "cây tỷ USD" vì giá trị mà nó mang lại.

Ảnh: Internet

Tại Việt Nam, cây mắc ca được trồng đầu tiên vào năm 1994 lúc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam gieo 10 cây từ hạt và trồng thử tại Ba Vì, Hà Nội. Sau đó, cây mắc ca được trồng thử nghiệm và nhân giống ở nhiều tỉnh khác nhau, chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.