Cây giảo cổ lam thường mọc hoang dại trong rừng và được tìm thấy nhiều tại các khu rừng già ẩm thấp tại Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,… Tại Việt Nam, giảo cổ lam cũng được tìm thấy tại vùng núi trên dãy Hoàng Liên Sơn và có chất lượng không kém cạnh giảo cổ lam của Trung Quốc.
Đây là loài cây thân thảo, dây leo, mọc lá có tua cuốn. Mỗi cành chỉ có 5-7 lá, lá dạng xòe ra như bàn tay. Hoa mọc thành cụm hình sao, quả hình cầu, khi chín có màu đen. Giảo cổ lam được chia thành 3 loại: loại 3 lá, loại 5 lá và loại 7 lá. Chúng là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng thần kỳ, được sử dụng trong đông y từ rất sớm.
Lá của giảo cổ lam có hình dạng tương đối đặc biệt nếu nhìn kỹ có thể thấy nó tương đối giống với chân vịt. Cây có hoa màu trắng và quả hình cầu kích thước nhỏ. Kích thước của quả thường có đường kính không quá 1cm. Loại cây này còn được gọi là nhân sâm nam hay sâm 5 cánh vì có rất nhiều tác dụng và hoạt chất giống nhân sâm.
Thành phần chính được tìm thấy trong cây đó là flavonoid và saponin. Với hàm lượng saponin lớn, giảo cổ lam không chỉ được sử dụng điều trị trực tiếp mà còn dùng để điều chế nhiều chế phẩm đông y khác. Đây là hai hoạt chất có tác dụng đặc biệt kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình miễn dịch. Ngoài ra trong thành phần của giảo cổ lam còn ghi nhận được rất nhiều loại vitamin, chất xơ khác. Bên cạnh đó, hàm lượng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm được ghi nhận trong cây giảo cổ lam là cực lớn.
Các hợp chất trong giảo cổ lam được nghiên cứu là rất tốt đối với những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng mỡ máu, có dấu hiệu xơ vữa động mạch. Chúng giúp giảm cholesterol trong máu, giúp lưu thông máu não, phòng ngừa tai biến và đột quỵ. Giảo cổ lam còn rất tốt đối với người mắc bệnh về tim mạch, các chất trong vị thuốc này có tác dụng kiểm soát huyết áp, giảm cơn đau tim, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch.
Một công dụng khác của loại dược liệu này là ngăn ngừa bệnh ung thư hình thành bằng cách tiêu diệt tế bào mầm bệnh. Hợp chất saponin có trong thành phần sẽ ngăn chặn tế bào ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tử cung, ung thư đại tràng
Bên cạnh đó, giảo cổ lam còn có rất nhiều tác dụng khác như: an thần, chống căng thẳng, chữa mất ngủ, cải thiện chứng chán ăn, sút cân, đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát đường huyết, cân nặng, chống lão hóa… Đây là bài thuốc quý mà trước đây chỉ giới quý tộc mới có điều kiện để sử dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh.
Tại Việt Nam, dù nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất lượng của giảo cổ lam ở nước ta cho giá trị tương đương với hai loại tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản nhưng việc sử dụng để nâng cao sức khỏe vẫn chưa thực sự rộng rãi.
Ví dụ như ở Sa Pa, giảo cổ lam 7 lá mọc nhiều như cỏ dại, nhiều đến nỗi người dân ở đây còn phải dẫy bớt để tránh chúng mọc lấn át các loại cây trồng khác.
Thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, nếu như ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc họ đã sử dụng giảo cổ làm từ lâu để nâng cao sức khỏe thì Việt Nam, vài năm gần đây loại cây này mới bắt đầu được để ý và sử dụng.
Có thể nói, giảo cổ lam là một vị thuốc quý không kém gì nhân sâm tự nhiên. Chúng có rất nhiều thành phần hợp chất quý hiếm, trong đó có hoạt chất chống ung thư mạnh mẽ. Việc sử dụng giảo cổ lam để tăng cường sức khỏe là điều mà người dùng hoàn toàn có thể nghĩ đến.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, hay nhóm trẻ em dưới 6 tuổi cần cân nhắc trước khi sử dụng. Theo đông y, giảo cổ lam có tính hàn cao do đó cần đặc biệt chú ý với những người bị chứng hư hàn. Để đảm bảo an toàn, người dung có thể xin ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng.