Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận rộng hơn 75.000ha, chứa rừng ngập mặn là Di tích lịch sử quốc gia

Đây khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận năm 2000.

Nằm cách trung tâm TP. HCM gần 40km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ có tổng diện tích hơn 75.000ha, trong đó vùng lõi rộng 4.721ha, vùng đệm 41.000ha và vùng chuyển tiếp 29.00ha. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.

Một góc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

Trước chiến tranh, Cần Giờ vốn đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Xong nơi đây từng bị bom đạn và chất độc hủy hoại trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Tới năm 1978, khi được sáp nhập về TP. HCM, UBND thành phố đã có những hành động thiết thực tái tạo lại rừng. Nhiệm vụ trồng rừng đã làm sống lại tới 31.000ha cây trồng và tự nhiên.

Rừng ngập mặn Cần Giờ sở hữu điều kiện môi trường rất đặc biệt

Rừng ngập mặn Cần Giờ sở hữu điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.

Theo kết quả tổng hợp của Viện Sinh thái học miền nam, hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ ghi nhận 296 loài, nhóm thực vật ngập mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật quý hiếm thuộc Danh mục Sách đỏ Việt Nam. Với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo và phong phú, điển hình cho khu dự trữ rừng ngập mặn, đây là địa điểm lý tưởng để phục vụ nghiên cứu khoa học, đồng thời là khu du lịch trọng điểm của cả nước.

Đây là địa điểm lý tưởng để phục vụ nghiên cứu khoa học

Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác. Về thực vật, nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi, bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng,… và các loại cây nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng...

Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật quý hiếm

Về động vật có khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như tắc kè, kỳ đà nước, trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn hổ chúa, cá sấu hoa cà… Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.

Bên cạnh đó, rừng ngập mặn Cần Giờ còn là một địa danh được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, ghi dấu những cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh Kháng chiến chống Mỹ, Thống nhất đất nước. Ngày 21/01/2000, Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, TP. HCM được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Vườn Tràm Chim

Hiện nay, khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ được TP. HCM quy hoạch, phát triển thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách với sự hoàn thiện về hệ thống cầu, đường bộ, kênh mương, lối đi trong rừng.

TIN LIÊN QUAN