Hà Tĩnh quyết đưa đường vành đai nghìn tỷ về đích đúng hạn

Chủ đầu tư cùng các nhà thầu thi công tuyến đường vành đai phía Đông TP Hà Tĩnh đang nhanh chóng đưa dự án về đích đúng kế hoạch, dù gặp nhiểu khó khăn về vật liệu.

Nguồn: Thanhnien.vn

Dự án đường vành đai có trị giá 950 tỷ đồng và được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2021 đến 2025 có trị giá 650 tỷ đồng do liên danh các nhà thầu: CTCP Sản xuất công nghiệp Xây lắp 3, CTCP Xây dựng Thăng Long, CTCP Tư vấn và xây dựng Biển Đông, Công ty TNHH Như Nam, CTCP Xây dựng và thương mại dịch vụ 555 và 3 nhà thầu phụ.

Ban đầu, khi mới bắt tay vào thi công, nguồn đất đắp, cát cho dự án khan hiếm vô cùng. Có những thời điểm nguồn vật liệu xây dựng cho dự án không có, nếu có thì giá đội lên từ 1,5 đến 2 lần. Điều này kéo theo tình trạng nhiều nhà thầu có tư tưởng chán nản không muốn làm. Khiến Ban quản lý dự án phải nhiều lần tổ chức các cuộc họp với các bên liên quan để tìm cách tháo gỡ.

Tuyến đường vành đai phía Đông TP Hà Tĩnh theo thiết kế có chiều dài 15,778km, điểm đầu giao với tỉnh lộ 9 tại cầu Hộ Độ (xã Thạch Hạ); điểm cuối giao với quốc lộ 1 tại cầu Phủ (phường Đại Nài). Dự án có tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng và được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có trị giá 650 tỷ đồng.

Hiện nay việc mua được đất san lấp rất khó khăn vì ở các mỏ rất khan hiếm, đơn vị phải loay hoay đi tìm. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung của dự án đường vành đai.

Một khối đất mua tại mỏ với giá dao động từ 60 đến 65 nghìn đồng; cát dao động từ 100 đến 120 nghìn đồng khối. Tính cả cước vận tải chở về đến chân công trình mỗi khối đất, cát đều đắt gấp đôi, gấp ba. Theo giá dự toán được công bố thì thời điểm này, Ban quản lý dự án bắt buộc phải bù lỗ để làm.

Nguồn: Nld.com.vn

Theo tính toán của Ban quản lý dự án, giá đất đắp bình quân đơn vị phải bù lỗ 1 khối 50 nghìn đồng so với giá dự toán đã ký với chủ đầu tư trước đó. Thời điểm này, biết là làm sẽ phát sinh nhiều chi phí. Tuy nhiên, vì uy tín của công ty cũng như hợp đồng giữa các bên đã được ký kết nên đơn vị vẫn phải dốc toàn lực theo tiến độ mà chủ đầu tư yêu cầu.

Đến thời điểm này, tuy là nguồn vật liệu xây dựng vẫn chưa được giải quyết, tuy nhiên doanh nghiệp đã được giải ngân được 13 tỷ trong tổng số 26,5 tỷ. Dự kiến đến tháng 10 năm nay sẽ thi công đúng theo tiến độ đã cam kết với chủ đầu tư.

Lý giải về khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng, Ban quản lý dự án cho biết, trên toàn tỉnh đang triển khai nhiều dự án lớn nên nguồn cầu vượt nguồn cung. Thậm chí, có những thời điểm, các đơn vị họ cho dừng toàn bộ vì giá vật liệu đầu vào quá cao so với dự toán trước đó.

Theo thông tin từ báo Giao thông, ông Nguyễn Danh Phong - Phó Ban Quản lý dự án cho biết, việc các doanh nghiệp kêu khó khăn là có thật, tuy nhiên, về mặt quản lý Nhà nước, chúng tôi vẫn phải đốc thúc tiến độ công trình. Mặc dù rất chia sẻ với khó khăn thực tế này của các nhà thầu, nhưng khi thanh toán, chúng tôi vẫn phải căn cứ vào thông báo giá hàng quý của Sở Xây dựng.