Đường hầm xuyên núi gần 250 tỷ lớn nhất miền Bắc: Được ví như "kỳ quan mới", hoàn thành chỉ sau 8 tháng thi công

Đây là đường hầm xuyên núi lớn nhất miền Bắc đến thời điểm này và cũng là một trong những đường hầm xuyên núi có nền đường lớn nhất Việt Nam.

Đường hầm xuyên núi là một hạng mục nằm trên tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả dài 18,7km. Ban đầu, đường hầm xuyên núi không có trong dự án, nhưng trong quá trình làm đường, tỉnh Quảng Ninh quyết định bổ sung đường hầm, thay vì phải phá quá nhiều núi đá để mở đường - vừa không an toàn khi lưu thông sau này, vừa phá vỡ cảnh quan môi trường.

Đường hầm xuyên núi thuộc Dự án đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả. Ảnh: Báo VnExpress.

Hạng mục hầm xuyên núi thực hiện từ tháng 12/2020. Đường hầm dài 235m, gồm 2 ống hầm, mỗi ống 3 làn xe, tốc độ thiết kế 60km/giờ, khổ hầm 13,7m. Để đào đường hầm, đơn vị thi công phải dùng mìn để phá các nền đá cứng. Sau 8 tháng thi công, các hạng mục đang dần hoàn thiện. Cả hai nhánh hầm đã thông trong tháng 7/2021.

Ảnh: Báo Giao Thông.

Đây là đường hầm xuyên núi lớn nhất Quảng Ninh đến thời điểm này và cũng là một trong những đường hầm xuyên núi có nền đường lớn nhất Việt Nam với tổng mức đầu tư trên 247,5 tỷ đồng. Theo đơn vị thi công đường hầm, đây hiện tại là đường hầm xuyên núi lớn nhất miền Bắc. Sau khi hoàn thiện, đường hầm hoàn thiện đã kết nối giữa 2 TP Hạ Long và TP Cẩm Phả - là điểm nhấn trên toàn tuyến đường bao biển.

Ảnh: Báo Giao Thông.

Dù chỉ dài 235m nhưng đường hầm xuyên núi thuộc dự án đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả được đánh giá thuộc diện khó thi công nhất trong các công trình đường hầm xuyên núi ở Việt Nam.

Hạng mục hầm được triển khai từ tháng 3/2021, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thi công, nhà thầu gặp tương đối nhiều khó khăn. Cụ thể, đường hầm nằm ở sườn núi nên kết cấu không ổn định, vững chắc, chưa kể khu vực núi đá vôi ở đây có nhiều hang caster. Nhiều đoạn nằm ở sườn núi nên độ dài từ nóc hầm lên tới đỉnh núi chỉ khoảng 40m, khiến kết cấu yếu hơn rất nhiều so với đường hầm xuyên qua giữa núi.

Đây là một trong những đường hầm khó thi công nhất Việt Nam. 

Đại diện Công ty Đèo Cả cho biết, để đảm bảo tiến độ công trình, nhà thầu đã bổ sung, nâng cấp thiết bị, thi công đồng bộ cả 2 phía hầm. Huy động hơn 200 công nhân làm việc trong cả 3 ca liên tục, áp dụng phương án thi công đảm bảo yêu cầu hệ thống kết cấu chống đỡ như phun bê tông, neo đá và khung chống thép dạng dầm hình...