Cao tốc 240km chạy qua 12 khu vực đứt gãy núi lửa, gồm 270 cầu cạn và 25 đường hầm bao quanh núi, được mệnh danh “đường cao tốc trên mây”

Được biết, để hoàn thiện công trình này, đội ngũ xây dựng đã phải vượt qua nhiều thách thức như lở đá, mỏ khí gas hay mạch nước phun.

Ảnh: China Daily

Cao tốc Yaxi nối thành phố Nhã An và Tây Xương, thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) được biết đến là một trong những công trình nổi tiếng bậc nhất của đất nước tỷ dân này. Với chiều dài 240km, cao tốc Yuki được ví như “nấc thang lên trời”.

Cụ thể, Yaxi là tổ hợp gồm 270 cầu cạn và 25 đường hầm bao quanh núi, được chính quyền trung ương khởi công vào năm 2007. Theo trang web Roads to travel, tổng chi phí để xây dựng tuyến đường cao tốc trên mây này khoảng 3,3 tỷ USD (hơn 78.000 tỷ đồng, theo tỷ giá hiện tại). Đặc biệt, điều làm cho nó trở nên độc đáo là cứ mỗi km, con đường lại cao thêm 7,5m.

Ảnh: China Daily

Được biết, để tạo ra một công trình hùng vĩ, “ngoằn ngoèo” quanh núi cùng độ cao khủng như Yaxi, đội ngũ xây dựng Trung Quốc đã phải vượt qua nhiều thách thức về mặt kỹ thuật và các hiểm họa địa chất như khí ga, phun nước, đứt gãy, lở đá,..Ngòai ra, đường cao tốc đã được tính toán thiết kế để giảm thiểu tác động đến môi trường, các đường hầm xoắn ốc cũng được sử dụng để giảm tác động của núi.

Ảnh: China Daily

Tờ China Daily nhận định, Yaxi là một con đường “đẹp như tranh vẽ” và là một điểm thu hút khách du lịch. Nó được cho là đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp hàng triệu người dân trong khu vực nâng cao cuộc sống và hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch ở vùng phía tây Tứ Xuyên, một khu vực còn được gọi với tên gọi là “vùng đất của những đám mây cuối trời”.

Ảnh: China Daily

Bên cạnh việc chiêm ngưỡng công trình đồ sộ Yaki, du khách còn có thể thử qua một số địa điểm du lịch ở phía tây Tứ Xuyên, lân cận đường cao tốc như:

Hồ Thố Tạp

Ảnh: Internet

Hồ Thố Tạp nằm ở Tân Lũng, nơi đây được ví như chốn bồng lai tiên cảnh hay nơi ngự trị của các vị thần. Theo đó, hồ Thố Tạp là một hồ nước nhỏ được hình thành tự nhiên nằm sâu trong núi. Chúng ta sẽ phải chạy xe men theo con đường núi quanh co hơn chục cây số. Gần hồ có một tảng đá lớn tương đối bằng phẳng, nếu có bạn đồng hành, bạn có thể tìm đến vị trí đắc địa này để chụp ảnh.

Bao quanh hồ là vô vàn chùa chiền, với một màu vàng óng ánh, trong hồ có vô vàn loài cá tự nhiên khác nhau, nếu các bạn lại gần, rất có thể sẽ thu hút được chúng bơi đến đó.

Nhà in Kinh Đức Cách

Nhà in Kinh Đức Cách được mệnh danh là “Bách khoa toàn thư về văn hóa Tây Tạng”, “Hòn ngọc văn hóa sáng giá của khu vực Tây Tạng” hay “Ngôi nhà kho báu dưới núi tuyết”. Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1729, với tổng diện tích xây dựng hơn 9.000m2.

Ảnh: Internet

Xung quanh Nhà In Kinh, có rất nhiều gian hàng trang trí Tây Tạng, chẳng hạn như chuỗi hạt, vòng đeo tay, rượu lúa mạch cao nguyên tự ủ,…Bên ngoài Nhà In Kinh là một quảng trường nhỏ với một hàng ghế cho mọi người ngồi nghỉ ngơi.

Do quy định của Nhà In là không được mang máy ảnh và các vật dụng khác vào bên trong (được phép mang điện thoại di động) nên sau khi bước vào cửa, bạn sẽ thấy một dãy tủ khóa, nơi bạn có thể cất máy ảnh và thiết bị miễn phí.

Núi Queer

Ảnh: Internet

Tên tiếng Tây Tạng của núi Queer là “Tuo La”, có nghĩa là đôi cánh của một con chim lớn. Nằm giữa quận Cam Tử và quận Đức Cách, núi có 3 đỉnh cao hơn 6.000m, vì vậy đây là ngọn núi cao chót vót và dốc đứng, ẩn chứa khá nhiều mối nguy hiểm cho những ai thích mạo hiểm.

Con đèo của núi Queer cao tới 5.050m so với mực nước biển và tất cả những gì bạn có thể nhìn thấy là những tảng đá lởm chởm cùng những vách đá nguy hiểm. Đây sẽ là một điều hấp dẫn với những ai ưa thích mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên.

Bên cạnh đó, sau bảy năm xây dựng, đường hầm núi Queer đã chính thức được thông xe vào tháng 9 năm 2017. Các phương tiện đi qua có thể đi qua núi Queer chỉ trong 10 phút thay vì mất 2 tiếng như trước đây.

Hồ Tân Lộ Hải

Tân Lộ Hải được đặt một cái tên Tây Tạng rất hay là “Yulong Lacuo” mang nghĩa là “Hồ Tình Yêu”.

Ảnh: Internet

Theo đó, Tân Lộ Hải là một hồ băng bị xói mòn, được hình thành bởi các sông băng. Hồ được bổ sung nước bằng băng tan, tuyết và nước mưa tự nhiên. Nó ở độ cao khoảng 4040m so với mực nước biển. Dưới bầu trời trong xanh cùng làn mây trắng, nước hồ có màu xanh sữa nhạt, xung quanh là đồng cỏ bạt ngàn và bên cạnh hồ còn có rất nhiều cây cổ thụ cao vút. Bất cứ ai từng đến đây, từng được tận mắt chứng kiến đều sẽ bị mê hoặc.

Có thể nói, Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong kỹ thuật xây dựng. Quốc gia này luôn khiến thế giới ngỡ ngàng với hàng loạt công trình khổng lồ và độc nhất vô nhị.