Bà Trương Vi năm nay 95 tuổi. Chồng bà mất cách đây 5 năm. Bà có 6 đứa con, 4 gái 2 trai. Các con đều đã lập gia đình riêng, đứa vào Nam, đứa ra Bắc làm ăn sinh sống nên một mình bà Vi ở quê. Có cô con gái út lấy chồng cách nhà khoảng 4km, thỉnh thoảng chạy đi chạy lại thăm bà. Tuy nhiên, vì công việc bận rộn, chăm sóc con cái nên cô con gái út ngày càng ít đến thăm mẹ.
Dịp Tết Nguyên đán, bà kiên quyết gọi tất cả các con về nhà ăn Tết. Dù ai nấy đều từ chối vì bận rộn, vì vướng lịch công tác nhưng bà vẫn kiên quyết, còn nhắc đến việc lập di chúc nên các con của bà đều đồng ý trở về. Bà Vi nghĩ rằng bản thân đã già yếu, nên ở chung với con cái tiện đêm hôm, lúc trái gió trở trời.
Vậy nên trong bữa cơm tất niên, bà lấy 3 cuốn sổ tiết kiệm ra rồi bảo, tổng số tiền bà gom góp suốt bao năm qua được hơn 1 tỷ đồng, cùng mảnh vườn ông cha để lại, giá trị cũng được 7, 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà để lại cho con cháu chứ không bán buôn gì.
Nghe đến đây, không khí bữa cơm rộn ràng hẳn lên. Các con nói chuyện rôm rả, đứa kể chuyện làm ăn đầu tư, đứa lại khoe chuẩn bị mua nhà mặt phố.
Con trai cả đặt vấn đề mượn bà một ít tiền để chuẩn bị mua nhà ở phố. Anh con trai thứ cũng nhanh nhảu vay bà ít tiền để đầu tư kinh doanh. Vì tình mẫu tử, bà Vi sẵn sàng đưa cho các con mỗi đứa một số tiền.
Nhưng dần dần, cứ cách vài ngày, con bà lại gọi điện về. Lúc thì than nghèo kể khó, lúc lại nói kinh doanh thua lỗ, giá nhà đất lên cao... và muốn vay thêm tiền của mẹ. Những yêu cầu của các con ngày càng quá đáng, thậm chí còn muốn bà bán đất, sang tên toàn bộ tài sản.
Bà bực mình, không đồng ý với yêu cầu vô lý này. Dù vậy, các con bà liên tục gọi điện, gây áp lực. Thi thoảng còn về nhà cãi vã, tranh chấp.
Suốt mấy tuần liền, bà Vi vô cùng buồn bã, bất lực, không hiểu tại sao các con lại hành xử như vậy. Trước đây, khi bà lủi thủi một mình rất hiếm khi các con gọi điện hay về thăm. Thế nhưng, khi biết bà có tiền lại săn đón, có những yêu cầu vượt quá giới hạn. Dường như ai cũng muốn bà cho tiền, sang tên tài sản nhưng chẳng đứa con nào lo lắng việc mẹ già nay ốm mai đau, muốn ở cùng phụng dưỡng.
Tiền bạc là vấn đề vô cùng nhạy cảm, dễ ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Vì vậy, cha mẹ không nên tiết lộ số tiền mình có để tránh xích mích, tranh cãi với các con.
Những điều người già nên làm để sống hạnh phúc
Kết nối với bạn bè
Khi về già, bạn bè ngày càng ít đi, các mối quan hệ giảm dần. Chưa kể, việc con cái ngày càng trưởng thành, có gia đình riêng, bận rộn với công việc khiến người già càng cô đơn.
Vì vậy, người già nên duy trì kết nối với bạn bè, tham gia các câu lạc bộ, cùng trò chuyện, tâm sự mỗi khi rảnh rỗi.
Giữ gìn sức khỏe
Người già sức khỏe là điều quan trọng nhất. Vì vậy, hãy chọn cho mình lối sống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm, đồ ăn nhanh, tinh bột, dầu mỡ, tập thể dục hàng ngày. Ngoài ra, cũng cần khám sức khỏe định kỳ.
Tài chính vững vàng
Độc lập tài chính giúp người già cảm thấy tự tin, thoải mái hơn, không áp lực phải dựa dẫm vào con cái.