Rau củ cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Các loại rau củ không tinh bột tốt cho người tiểu đường như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, rau diếp, ớt... Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên lưu ý các loại rau củ chứa tinh bột vì chúng có nhiều carbohydrate (carbs) hơn so với các loại rau củ không chứa tinh bột.
Ăn thực phẩm nhiều tinh bột sẽ phân hủy thành carbs và làm tăng lượng đường trong máu. Bạn nên lưu ý dùng chúng ở mức độ vừa phải, chứ không cần loại bỏ ra không thực đơn. Dưới đây là một số loại rau củ giàu tinh bột và cách chế biến chúng lành mạnh cho người bệnh tiểu đường.
Những loại rau cực giàu tinh bột
Bí ngô
Bí ngô là loại rau giàu tinh bột có thể hữu ích cho những người đang cố gắng tăng cân nhưng lại không phù hợp với người đang muốn giảm cân. Tinh bột mà bí ngô tạo ra được chuyển hóa thành glucose, là thành phần chính trong cơ thể để lưu trữ chất béo. Do đó, glucose giúp tăng cân.
Nếu ăn nhiều sẽ khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng, đồng thời khi bạn béo phì nó cũng kéo theo rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ...
Bí ngòi
Bí ngòi cũng giống như bí ngô, bí ngòi là loại quả rất giàu tinh bột. Ước tính, một quả bí ngòi có thể cung cấp tới 80 calo cho cơ thể. Đồng thời, do trong bí ngòi có hàm lượng đường khá cao nên nếu bạn ăn thường xuyên sẽ khiến cân nặng của bạn tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên bí ngòi sẽ rất tốt nếu bạn ăn khoa học. Trong loại quả này giàu chất chống oxy hóa, phytonutrients giúp cơ thể loại bỏ gốc tự do, chống viêm, tốt cho tim mạch và huyết áp.
Khoai tây
Khoai tây cũng chính là một loại rau củ gây tăng cân vù vù không kém gì thịt, cá trứng sữa nên bạn cần phải hạn chế sử dụng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì trong thành phần của khoai tây rất giàu carbohydrate giàu tinh bột. Chất này sẽ tích trữ chất béo trong cơ thể dưới dạng chất béo dư thừa. Chính vì vậy, nếu bạn ăn khoai tây thường xuyên bạn sẽ tăng cân khó kiểm soát.
Theo các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên hạn chế ăn khoai tây. Nhất là món khoai tây chiên bởi chúng dễ gây béo phì thừa cân, lại dễ làm tăng huyết áp tim mạch cho bạn.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan là loại rau chứa nhiều chất xơ và protein – cần thiết cho quá trình tiếp nhiên liệu và điều hòa thức ăn trong cơ thể. Điều thú vị là đậu xanh cũng rất giàu carbohydrate, là nguồn chính gây tăng cân.
Bắp ngô
Nhiều người cho rằng ngô có nhiều chất xơ rất tốt cho quá trình tiêu hóa cũng như giảm cân của bạn. Nhưng thực tế lại chứng minh một điều ngược lại, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong ngô có chứa nhiều tinh bột, khi nạp vào cơ thể lượng tinh bột này sẽ tích trữ chất béo và làm thay đổi cân nặng. Chính vì vậy, với những người đang trong giai đoạn giảm cân thì không nên ăn ngô và các món chế biến từ loại thực phẩm này.
Củ dền đỏ
Củ dền đỏ là loại rau củ quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Loại rau này được liệt kê vào danh sách thực phẩm nên ăn của người gầy nhưng lại là khắc tinh của người thừa cân, béo phì.
Nguyên nhân là trong củ dền có hàm lượng calo cao. Nếu ăn quá thường xuyên kèm theo chế độ ăn không hợp lý thì cơ thể sẽ tăng cân rất nhanh. Do đó, nếu đang giảm cân thì nên tránh loại rau củ này nhé.
Cách ăn "rau tinh bột" thế nào để khỏe mạnh?
Nếu 80 gam gạo tương đương với nửa bát cơm thì một củ khoai lang nhỏ 110 gam cũng tương đương như vậy. Do đó, nếu bạn đã ăn nửa bát cơm thì cũng chỉ nên ăn một củ khoai lang nhỏ, nếu bạn ăn hết 1 bát cơm và ăn 1 củ khoai sẽ tương đương 1,5 bát, khi đó lượng calo và chỉ số đường huyết sẽ rất cao.
Các thực phẩm như 1 củ khoai tây (180g), 2 miếng khoai mỡ (tổng cộng 160g), 8 miếng khoai môn (tổng cộng 110g), 200g củ sen, 170g ngô và 170g bí ngô cũng tương đương với nửa bát cơm...
Hiểu rõ các thành phần “rau giả” hay "rau tinh bột" thường gặp trong cuộc sống và kiểm soát khẩu phần sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng, đồng thời vẫn hấp thụ được đa dạng dinh dưỡng, có lợi hơn cho việc duy trì sức khỏe.