Ăn nhiều muối không tốt cho sức khỏe, nhất là những người bị cao huyết áp và mắc bệnh xương khớp. Các bác sĩ khuyến cáo mỗi người chỉ nên ăn dưới 2,3g muối mỗi ngày (riêng người bị cao huyết áp dưới 1,5g mỗi ngày). Trên thực tế, bạn khó kiểm soát lượng muối ăn vào do có nhiều món ăn bạn cho là lành mạnh nhưng lại chứa rất nhiều muối.
5 thực phẩm như "mỏ muối"
Bánh quy
Bánh quy thường có vị ngọt, tuy nhiên, hàm lượng muối trong bơ làm ra bánh lại khá cao. Điều này cũng vô tình làm tăng lượng muối có trong bánh.
Trên lý thuyết, con người có thể phát hiện được vị mặn với tỷ lệ 50mg muối/100g bánh mì. Mặc dù vậy, do tỷ lệ carbohydrate trong bánh quy khá cao, lại có thêm các hương vị khác đã che đậy vị mặn có trong nó khiến nhiều người khó để phát hiện.
Pho mát
Pho mát làm từ sữa đã gạn kem là nguồn cung cấp canxi và protein. Tuy nhiên, một cốc pho mát lại chứa gần 1g muối (chiếm khoảng 40% lượng muối bạn được phép dùng trong cả ngày). Bạn có thể thay thế món này bằng sữa chua Hi Lạp, món vừa chứa nhiều protein vừa chỉ có 60mg muối mỗi khẩu phần.
Đồ ăn nhẹ, trái cây sấy khô
Trong 100g đậu hạt lan sấy khô, hàm lượng muối đạt khoảng 3g; hạt dưa 50g, hàm lượng muối đạt 1,4g... Vì vậy, bạn nên chọn các loại hạt, trái cây sấy khô chính gốc, không chọn loại có nhiều hương vị. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ và uống nhiều nước đun sôi sau khi ăn để giúp đào thải muối ra ngoài.
Sản phẩm chế biến từ thịt
Các loại thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như giăm bông, xúc xích, thịt xông khói... thêm quá nhiều muối trong quá trình sản xuất để làm tăng hương vị của chúng, vì vậy tốt hơn là nên ăn ít, đặc biệt là trẻ em, người già và những người bị cao huyết áp.
Thực phẩm siêu chế biến
Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn dù không có vị mặn nhưng có lượng muối khá cao. Đặc biệt đối với các loại mì, dù không có vị nhưng thực chất đã cho thêm khá nhiều muối trong quá trình sản xuất để sợi mì có độ dai. Cùng với đó, nhiều loại gia vị, chất phụ gia dù không có vị mặn rõ rệt nhưng vẫn có hàm lượng muối khá cao.
Tác hại của việc ăn quá nhiều muối
Phù nề
Khi ăn quá nhiều muốn, cơ thể con người sẽ cảm thấy khát nên sẽ uống nhiều nước hơn .Các phân tử nước nhanh chóng đi vào máu và bị muối trong máu hút chặt khiến mạch máu giãn nở, từ đó xảy ra hiện tượng phù nề nhẹ.
Đối với một số phụ nữ có tuần hoàn máu kém, đặc biệt là vài ngày trước kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng giữ nước và natri tăng lên, cộng với tác dụng của việc ăn nhiều muối sẽ làm nặng thêm các cảm giác khó chịu như chướng bụng, mặt sưng tấy, đau đầu...
Các bệnh về đường tiêu hóa
Thực phẩm chứa quá nhiều muối sẽ làm giảm độ nhớt của chất nhầy bảo vệ trong dạ dày, khiến thành dạ dày kém bảo vệ hơn, từ đó thúc đẩy sự xuất hiện của các bệnh dạ dày khác nhau.
Ăn thức ăn quá mặn sẽ khiến cổ họng rất khó chịu, mô bị mất nước sẽ dễ gây viêm nhiễm hơn, đồng thời cũng làm giảm sức đề kháng của màng nhầy đối với virus, vi khuẩn. Người bị viêm họng nên hạn chế ăn đồ mặn.
Loãng xương
Khi nạp quá nhiều muối, cơ thể sẽ phải nỗ lực đào thải natri nhưng đồng thời sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, đặc biệt với những người trung niên và người già có chế độ ăn uống không đủ canxi, cộng thêm việc hấp thụ quá nhiều muối sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh loãng xương tăng cao.
Nặng thêm tổn thương thận
Natri dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận. Do đó, nạp quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng bài tiết natri lên thận, đặc biệt gây hại cho những người đã có tổn thương ở thận