Khi chế độ ăn uống của bạn thiếu sắt, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, chóng mặt, khó chịu, đau đầu và mệt mỏi. Trung bình, bạn cần tiêu thụ 18mg sắt mỗi ngày. Tuy nhiên, nhu cầu sắt khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn.
Ví dụ, nam giới cần 21mg sắt mỗi ngày. Phụ nữ đang trong giai đoạn "đèn đỏ" (kinh nguyệt) cần 18 mg sắt mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần tới 35mg sắt mỗi ngày.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể bổ sung cho bữa ăn hàng ngày của mình để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Hải sản
Các loại hải sản có ích trong việc điều trị thiếu máu vì chứa nhiều chất sắt. Loại hải sản giàu sắt nhất là sò đốm với 100 gram sẽ có 15mg sắt, ốc biển, vẹm. Trong chế độ ăn, mỗi tuần nên có một đến hai bữa dùng một trong các loại cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu nướng vì những loại cá này chứa nhiều chất sắt nhất.
Rau chân vịt
Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bina) là thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo. Trung bình 3 chén rau chân vịt có thể cung cấp 18mg sắt. Đây là hàm lượng sắt lớn hơn lượng sắt có trong một miếng thịt bò 226 gram.
Không những thế, loại rau này còn cung cấp nhiều vitamin C. Trong quá trình hấp thụ sắt của cơ thể vitamin C cũng có vai trò quan trọng. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, chống lão hóa.
Rau chân vịt còn giàu chất chống oxy hóa carotenoid có tác dụng làm giảm viên, ngăn ngừa bệnh về mắt, ngăn chặn các tế bào K. Để tăng cường khả năng hấp thụ carotenoid của cơ thể, khi chế biến rau chân vịt, bạn nên kết hợp với dầu olive.
Thịt động vật
Thịt bò, thịt lợn và gan động vật đều là những nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Trong đó thịt bò được coi là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất. Cần lưu ý thịt chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe tim mạch nên cần sử dụng đủ liều lượng, không ăn quá nhiều.
Ngũ cốc nguyên hạt giàu sắt
Ngoài giàu dưỡng chất, ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn cung sắt cho cơ thể bạn. Ngũ cốc nguyên hạt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường type 2 và bệnh béo phì.
Một bát các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, yến mạch, hạt quinoa...) giàu khoáng chất, carbonhydrate phức hợp, protein, vitamin và chất xơ, cung cấp từ 2,8 - 3,4 mg sắt (tương đương 16-19% nhu cầu hàng ngày của bạn. Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt còn cung cấp folate, magie, kẽm...
Một bát cơm trắng chứa khoảng 2,86mg sắt; 30mg canxi; 14,22 mg kẽm; 4,6g protein và 1,42g chất xơ. Gạo còn là ngũ cốc không chứa gluten nên thích hợp với nhiều người, đặc biệt đối với người bị dị ứng gluten (thành phần thường thấy trong lúa mì, yến mạch và lúa mạch).
Trái cây
Để bổ máu nên dùng nhiều trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, quýt… vì chúng chứa nhiều vitamin C. Vitamin C có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt và còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể.