Các nhà khoa học cho biết, 30–40% các loại ung thư có thể được ngăn ngừa bằng một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là những loại rau củ giá rẻ, đễ tìm nhưng là “khắc tinh" của các tế bào ung thư.
Cà chua
Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm rất giàu vitamin và chất khoáng, cà chua có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh. Cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg).
Cà chua chứ các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, photpho... có lợi cho sức khỏe. Cà chua là một trong số ít các loại rau quả rất giàu carotenoid gọi là lycopene, một chất có đặc tính ngăn chặn ung thư. Đặc biệt cái loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.
Ngoài ra, lượng lycopene cao trong cà chua cũng là một chất ngăn ngừa ung thư hữu hiệu. Do đó, ăn cà chua thường xuyên là cách giúp bạn giảm thiểu khả năng mắc các loại ung thư.
Cà rốt
Một phân tích đã xem xét kết quả của 5 nghiên cứu và kết luận rằng ăn cà rốt có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày lên đến 26%. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng ăn nhiều cà rốt hơn có liên quan đến tỷ lệ phát triển ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 18%.
Beta-carotene có trong những loại rau củ có màu da cam như cà rốt sẽ được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Beta-carotene không chỉ giúp tăng thị lực, tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn thúc đẩy sức khỏe da. Cà rốt nấu chín có thể cung cấp các chất chống ô xy hóa nhiều hơn so với cà rốt sống. Thành phần bảo vệ này có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa tế bào và bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do gây ung thư.
Ngoài ra nước ép cà rốt còn chứa kali làm giảm cholesterol trong máu một cách hiệu quả. Nước ép cà rốt có tác dụng như một tác nhân chống ung thư nhờ sự có mặt của các carotenoid. Uống nước ép cà rốt thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và bàng quang.
Tuy cà rốt rất tốt cho sức khỏe nhưng không được lạm dụng bởi ăn quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc nitrat khiến máu không cung cấp đủ oxy cho sự hô hấp, chuyển đổi máu ở mô.
Măng tây
Măng tây là một thành viên của họ hoa loa kèn. Loại măng tây phổ biến có màu xanh nhưng cũng có loại măng màu trắng hoặc màu tím. Nó được dùng trong các món ăn trên khắp thế giới, bao gồm khoai tây chiên, mì ống và các món xào. Măng tây chứa ít calo và chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: trong măng tây có chứa rất nhiều hoạt chất glutathione (GSH), một chất có đặc tính chống lại bệnh ung thư, có khả năng chống oxy hóa. Ngoài ra, chất asparagin có trong măng tây cũng rất cần thiết cho sự xây dựng cũng như phân chia tế bào nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh ung thư.
Nghiên cứu cũng cho thấy các tế bào T của cơ thể sẽ tăng cường do chất glutathione - giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó nâng cao khả năng chống lại sự tấn công của mọi bệnh tật, đồng thời giúp bảo vệ các mô của cơ thể và kiểm soát các phản ứng tự miễn dịch.
Glutathione giúp loại bỏ chất gây ung thư và bảo vệ chống lại độc tố của tế bào. Nó liên tục rà soát xung quanh các tế bào của cơ thể bạn, từ đó tìm cách ngăn chặn các độc tố, bệnh tật, virus, chất gây ô nhiễm, phóng xạ, ma túy.
Mặc khác, nhờ hàm lượng vitamin A, C và selen nên măng tây giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Những chất này cũng đã được nghiên cứu là có được tính năng chống lại ung thư mạnh mẽ. Trong măng tây còn chứa vitamin A, kẽm và mangan, saponin chống viêm, và inulin.
Khoai lang
Theo Healthline, khoai lang có nhiều chất xơ, giúp bạn luôn cảm thấy no. Ngoài ra, loại thực phẩm này có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol. Khoai cũng rất giàu beta-carotene, kali, mangan, vitamin C, E, B6 và B5. Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai lang sống gồm 86 calo, 1,6g chất đạm, 20g tinh bột, 4g đường, 3g chất xơ, 0,1g chất béo.
Với thành phần dinh dưỡng phong phú, khoai lang được mệnh danh là siêu thực phẩm mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát hoặc tránh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và giảm thị lực. Một số bằng chứng cho thấy khoai có thể là chìa khóa trong việc ngăn ngừa một số loại ung thư.
Khoai lang được cho có tác dụng giảm nguy cơ ung thư phần lớn nhờ chất chống oxy hóa. Anthocyanin được tìm thấy trong khoai lang tím, làm chậm sự phát triển của ung thư bàng quang, ruột kết, dạ dày và ung thư vú.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu nhận định carotenoid, một loại chất chống oxy hóa khác có trong khoai, giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, thận và vú. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Thế giới về Tiêu hóa cho thấy protein trong khoai lang ức chế sự phát triển của ung thư đại trực tràng.
Bạn có thể muốn ăn khoai lang mỗi ngày vì vị ngọt tự nhiên nhưng bạn không cần phải làm vậy để tận dụng các đặc tính chống ung thư của loại củ này. Các chuyên gia đề xuất nên chọn khẩu phần nhỏ, ăn hai hoặc ba lần một tuần. Khi bạn định ăn khoai tây chiên, hãy đổi thành khoai lang.
Tuy nhiên, khoai lang có nhiều carbohydrate. Nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường, khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng đột biến. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách ăn khoai.
Củ nghệ
Từ xưa đến nay, nghệ vàng đã được sử dụng ở Ấn Độ như một loại gia vị thảo dược không thể thiếu. Viện Y tế Quốc gia Anh đã có đến 24 nghiên cứu về ảnh hưởng của nghệ, thành phần quan trọng nhất của nó là chất curcumin. Các nghiên cứu cho thấy nghệ chứa hợp chất bao gồm cả curcumin, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và chống oxy hóa mạnh.
Loại cây họ gừng này là một tác nhân giúp cơ thể phòng chống hàng loạt bệnh nhờ tính kháng viêm của nó. Nghiên cứu cũng ghi nhận, nghệ có thể giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột và chống lại bệnh trầm cảm.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây ở Munich cho thấy nó còn có khả năng ức chế sự hình thành di căn. Curcumin được hiển thị trong các nghiên cứu để hoạt động như một chất ăn mòn gốc tự do mạnh. Nó cũng ngăn chặn việc sản xuất TNF (yếu tố hoại tử khối u) làm tăng tín hiệu viêm.
Đặc biệt, curcumin đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng về khả năng ức chế sự gia tăng các tế bào ung thư và di căn có liên quan đến một loạt các bệnh ung thư vú, tử cung, buồng trứng, thận, bàng quang, bạch cầu, ung thư bạch cầu, ung thư ruột kết, gan, tụy, phổi và u lymphô.
Bạn có thể thêm curcumin vào chế độ ăn uống bằng cách kết hợp nghệ như một gia vị vào các món súp, trà thảo dược…