Ngày lễ xuất phát từ giới trẻ Trung Quốc
Ngày lễ độc thân 11/11 hay còn có nhiều tên gọi khác như “Ngày Quang Côn”, “Ngày Song Thập Nhất”... là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc. Đây vốn không phải là một ngày lễ truyền thống của người dân Trung Hoa, cũng không phải là một lễ hội du nhập từ văn hóa Phương Tây mà là một lễ hội tự phát mang tính giải trí của giới trẻ. Ngày 11/11 được viết bằng 4 nét gạch, trong tiếng Ả Rập tượng trưng cho 4 cây gậy, ám chỉ sự lẻ loi, cô đơn của những người độc thân.
Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến nguồn gốc của Ngày Lễ độc thân 11/11, tuy nhiên, nguồn gốc phổ biến nhất là câu chuyện về 4 anh chàng sinh viên cùng sống trong ký túc xá Đại Học Nam Kinh, khi thảo luận về cách thoát khỏi sự đơn điệu của việc độc thân đã nảy sinh ra ý tưởng lấy ngày 11/11 làm ngày kỷ niệm và “vinh danh” những người độc thân. Ban đầu, ý tưởng này chỉ có tầm ảnh với một số nhóm sinh viên của trường, sau đó dần lan rộng ra các trường đại học khác và dần dần tiến vào đời sống xã hội. Sự gia tăng của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội cũng như số lượng người độc thân tại Trung Quốc càng làm ngày hội này trở nên phổ biến hơn.
Trong ngày 11/11, giới trẻ độc thân Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động giải trí, những cuộc tụ tập, ăn uống, vui chơi, ca hát… để quên đi nỗi cô đơn lạc lõng của mình. Ngoài ra, đây còn là dịp cho những người độc thân được mua sắm thả ga với những ưu đãi hấp dẫn. Bắt nguồn từ Trung Quốc và dần lan tỏa hiệu ứng đến các nước lân cận trong đó có Việt Nam, ngày 11/11 là “Ngày độc thân” nhưng hiện nay nó cũng là “Ngày hội mua sắm” lớn nhất Châu Á, sánh ngang với ngày Black Friday, Monday Cyber của các nước phương Tây.
Ngày siêu khuyến mãi của giới trẻ
Ngày 11/11 sẽ không thể trở thành “Ngày hội mua sắm” lớn nhất Châu Á nếu thiếu bàn tay của tỷ phú Jack Ma, người sáng lập nên trang thương mại điện tử triệu đô Alibaba. Ngay từ những ngày đầu tạo nên “đế chế” Alibaba, tỷ phú Jack Ma đã xây dựng ý tưởng thực hiện những chương trình khuyến mãi mua sắm vào các ngày lễ. Và để thực hiện kế hoạch này, ông đã bắt đầu từ ngày 11/11 - Ngày độc thân.
Bắt đầu từ năm 2009, trang thương mại điện tử Alibaba đã biến ngày 11/11 hàng năm trở thành “Ngày hội mua sắm” với khẩu hiệu “Cho dù không có người yêu, chí ít chúng ta còn có thể điên cuồng mua sắm”. Mặc dù vậy, đối tượng mà ngày hội này nhắm đến không chỉ là hội độc thân mà là tất cả mọi tầng lớp, những người đang có nhu cầu shopping và yêu thích shopping. Trong ngày ngày, bạn có thể mua sắm không chỉ cho bản thân mà còn là dịp mua quà tặng cho bạn bè, người thân trong gia đình, họ hàng, thầy cô…
Giống như Black Friday của phương Tây, trong ngày này, các nhãn hãng có thể tổ chức những đợt khuyến mại lớn, sale off đến 80-90% giá ban đầu để khách hàng có thể thỏa sức mua sắm những món đồ mình yêu thích đã lâu. Nó đã tạo nên một “cú hích” lịch sử kích cầu thương mại, làm tăng vọt doanh số của các nhà bán lẻ và trở thành một xu hướng mua sắm toàn cầu được rất nhiều nhãn hàng phương Tây ăn theo. Trong lễ độc thân ngày 11/11 năm 2018 Alibaba đã khiến những nhà bán lẻ tại Mỹ phải ganh tị khi đạt được doanh số kỉ lục chỉ sau một ngày bán hàng, gần gấp đôi doanh thu từ ngày hội Black Friday và Cyber Monday ở Mỹ trong cùng năm.
Nắm bắt xu hướng, những năm gần đây, nhiều trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, META… cũng tổ chức hàng loạt những chương trình khuyến mại giá trị cực lớn, có thể lên đến 80-90% vào ngày độc thân 11/11. Các ưu đãi không chỉ áp dụng với những mặt hàng phổ biến như đồ gia dụng, mỹ phẩm… mà cả những dịch vụ vô hình như du lịch, giải trí, làm đẹp… do đó thu hút được sự quan tâm của rất nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều độ tuổi khác nhau. Những hoạt động được hưởng ứng nhiều nhất trong ngày này là săn deal hot, săn sale, tham gia các mini game, bốc thăm may mắn…