Logistics là điểm then chốt để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ

(NTD) - Hơn 65% doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics đang hoạt động tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ (ĐNB). Và đây cũng là khu vực cần đầu tư, phát triển hệ thống logistics để thúc đẩy kinh tế vùng tăng trưởng nhanh hơn.

Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam, hiện nay Việt Nam có 4.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, trong đó 65% doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ĐNB.

 

cong-viec-nganh-logistics-thumbnail
Logistics được đánh giá là lĩnh vực then chốt để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ. Ảnh: minh họa

“Hiện nay, năng lực doanh nghiệp logistics thuần Việt đã cải thiện nhiều. 80% khai thác cảng, kho bãi do doanh nghiệp nội khai thác. 90% vận tải đường bộ do doanh nghiệp nội khai thác. Chỉ có vận tải đường biển, hàng không quốc tế thì vẫn chủ yếu còn trong tay các doanh nghiệp ngoại.”, ông Hiệp chia sẻ.

Cùng đề cập đến vấn đề này, tại Hội nghị “Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, TS. Trần Du Lịch nhận định, để phát triển kinh tế vùng, phải chú trọng đầu tư phát triển dịch vụ logistics, bởi theo ông Lịch, hiện nay logistics Việt Nam chủ yếu do các công ty nước ngoài hưởng lợi chứ doanh nghiệp trong nước thì rất ít. Và với hệ thống giao thông như hiện này thì khó có chuyện phát triển logistics mạnh được.

“Theo quy hoạch giao thông kết nối vùng ĐNB đề ra từ năm 2013, tổng diện tích đường cao tốc của vùng này đến 2025 phải đạt 500km. Tuy nhiên, đến nay đã là 2019 nhưng chỉ mới hơn 90km và hầu hết hệ thống đều tắc nghẽn”, vị chuyên gia phân tích.

Hàng hóa phát triển thì dịch vụ vận chuyển phải đi đôi và muốn phát triển logistics, phải phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông của khu vực, vì hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng dẫn đến chi phí cho dịch vụ logistics cao, gây khó cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

Theo thống kê và công bố xếp hạng 2 năm 1 lần của Ngân hàng thế giới (World Bank) vào năm 2018, thì xếp hạng logistics của Việt Nam đã tăng lên hạng 39/164 (so với vị trí 64 năm 2016).

Tuy nhiên, với tỷ lệ chi phí logistics chiếm 16,8% (năm 2018), vẫn còn khá cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Điều này khó thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành.

Đồng thời, đại diện Hiệp hội Logistics Việt Nam còn dự báo nguồn nhân lực logistics đến năm 2025 sẽ thiếu khoảng 200.000 nhân sự cho chuỗi cung ứng. Việc kết hợp đào tạo sinh viên tại các trường đại học, áp dụng công nghệ thông tin, trí thuệ nhân tạo vào logistics còn hạn chế.

Kim Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Square City – Biểu tượng giao thương và đổi mới của thành phố Phổ Yên

Square City – Biểu tượng giao thương và đổi mới của thành phố Phổ Yên

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 13:47

Trong bối cảnh đô thị hóa bùng nổ tại khu vực phía Bắc, Phổ Yên đang vươn mình trở thành một trung tâm kinh tế đầy triển vọng của tỉnh Thái Nguyên. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, thành phố này không chỉ là “thỏi nam châm” hút dòng vốn FDI mà còn là nơi hội tụ của hàng loạt dự án bất động sản tầm cỡ. Đón đầu làn sóng phát triển ấy, FECON Invest đã chính thức ra mắt Square City – khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Phổ Yên, được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng giao thương và động lực đổi mới, đưa thành phố này lên một tầm cao mới.

Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư mới

Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư mới

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 13:45

(CL&CS)- Sáng 19/3, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới' nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, gợi mở mới giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thêm dữ liệu tham khảo khả tín và hữu ích trước khi ra quyết định đầu tư.

Tập đoàn Hoa Sen đưa ra hai kịch bản kinh doanh

Tập đoàn Hoa Sen đưa ra hai kịch bản kinh doanh

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 11:06

(CL&CS)- Về kế hoạch 2025, Tập đoàn Hoa Sen đưa ra hai kịch bản kinh doanh, với lợi nhuận dao động trong khoảng 400-500 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay cả mục tiêu lạc quan nhất vẫn thấp hơn kết quả 515 tỷ đồng đã đạt được trong năm tài chính trước đó.