Thứ sáu, 03/01/2020, 10:58 AM

“Xuân vùng cao” sẽ diễn ra trong suốt tháng 1/2020

(NTD) - Từ ngày 1 đến ngày 31/1/2020, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động hấp dẫn, sôi động góp phần tạo không khí tưng bừng đón Tết vui xuân chào năm mới 2020 với chủ đề "Xuân vùng cao".

"Xuân vùng cao" sẽ diễn ra nhằm giới thiệu không khí nô nức đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết vui xuân đặc trưng của các dân tộc; góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển.

Điểm nhấn chương trình hoạt động tháng 1 là “Xuân về trên bản Mường” tái hiện “Lễ giải hạn đầu năm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên”: Lễ giải hạn đầu năm là một phong tục, hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian độc đáo của bà con dân tộc Tày, Nùng đã tồn tại từ lâu đời và còn được lưu giữ, bảo tồn cho đến ngày nay. Lễ giải hạn đầu năm nhằm xua đuổi đi cái xấu, cầu mong năm mới an lành, mọi việc hanh thông, thuận lợi. Đầu năm đồng bào thường mời then, giàng (pựt), tào… (gọi chung là thầy) về nhà hoặc đến nhà thầy làm lễ giải hạn để giảm bớt các rủi ro, vận hạn, bệnh tật, cầu mong an lành cho cả năm.

Đây là một phong tục, hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, vẫn được bảo tồn, lưu giữ. Giải hạn là một nét tín ngưỡng độc đáo tồn tại lâu đời vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng những giá trị tâm linh đặc biệt. Đây là một nét đặc sắc của loại hình văn hóa tín ngưỡng cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

a
Ảnh minh họa

Cùng với đó, chương trình giới thiệu nghi thức "Lẩu Then" và khúc hát ngày Xuân. Hát then không những là loại hình văn hóa, văn nghệ đặc sắc mà còn gắn một phần tâm linh trong đời sống xã hội.

Bện canh đó là hoạt động chuẩn bị, trang trí không gian đón Tết tại các làng dân tộc đang hoạt động hàng ngày. Bên trong nhà: Treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và trang trí không gian nhà theo đúng phong tục ngày tết của từng dân tộc (Bày trí mâm ngũ quả, cành đào…) Ưu tiên các dân tộc đón Tết tại Làng. Bên ngoài: Trang trí cổng, không gian xung quanh, lối đi vào và không gian tổ chức trò chơi dân gian. Trang trí tiểu cảnh điểm nhấn để du khách chụp hình. Đặc biệt làm nổi bật không khí đón mừng năm mới của các làng dân tộc Tây Bắc (dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú, Ơ Đu…), gắn với hoa đào, hoa mận, tăng cường các loại cây hoa, màu xanh của bản làng để thấy được sự no ấm, trù phú của ngày Xuân.

Phối hợp tổ chức các hoạt động đón Tết Canh Tý 2020 và Ngày hội “Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; tổ chức hoạt động tâm linh chúc phúc đầu năm mới và “Bát hội đầu xuân” (đêm 30, sáng mùng 1 Tết, trọng tâm là ngày mùng 5 Tết) tại chính điện chùa Khmer, chùa Pháp Ấn. Đại đức trụ trì chùa Khmer và các nhà sư tụng kinh chúc phúc cầu an cho phật tử, du khách dịp đầu năm mới và cột chỉ tay dịp đầu năm mới. Dâng hương tại chùa Pháp Ấn.

Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các món ăn độc đáo theo truyền thống của các dân tộc,; được giới thiệu văn hóa truyền thống các dân tộc những ngày đầu Xuân Năm mới; giới thiệu tri thức dân gian, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…; tham gia các trò chơi dân gian ngày xuân: nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Bên cạnh đó, là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của 15 đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Thu Thủy tổng hợp

Bình luận

Nổi bật

Choáng ngợp trước siêu công trình cống ngầm có khả năng khắc chế thủy thần: Nằm dưới lòng thành phố sầm uất nhất nhì thế giới, có tổng mức đầu tư lên đến 62.400 tỷ đồng

Choáng ngợp trước siêu công trình cống ngầm có khả năng khắc chế thủy thần: Nằm dưới lòng thành phố sầm uất nhất nhì thế giới, có tổng mức đầu tư lên đến 62.400 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 22:26

Công trình kiến trúc này được xây dựng để bảo vệ 13 triệu cư dân của thành phố khỏi mưa lớn và cơn bão nhiệt đới.

Nhà máy thủy điện 385 nghìn tỷ nằm ở độ cao 5.000m: Mất 12 năm để xây dựng, được trang bị một loại công nghệ cực thông minh

Nhà máy thủy điện 385 nghìn tỷ nằm ở độ cao 5.000m: Mất 12 năm để xây dựng, được trang bị một loại công nghệ cực thông minh

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 18:52

Đây là dự án tích hợp năng lượng sạch bao gồm thủy điện, năng lượng mặt trời và lưu trữ năng lượng, dự kiến sản xuất hơn 7,3 tỷ kWh điện mỗi năm.

Khánh Hòa: Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị trường THPT

Khánh Hòa: Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị trường THPT

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 15:14

(CL&CS) - Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa vừa có quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ sở giáo dục công lập cấp THPT trên địa bàn tỉnh.