VNDirect: Kinh Bắc City (KBC) sẽ gặp khó với gần 3.000 tỷ đồng nợ đáo hạn nửa đầu năm 2023, song không có rủi ro vỡ nợ

(CL&CS) - Theo số liệu thống kê từ Chứng khoán VNDirect, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) có 500 - 600 tỷ đồng nợ trái phiếu đáo hạn trong nửa cuối năm 2022 và 2.900 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023.

VNDirect cho rằng, khoản nợ đáo hạn nửa đầu năm 2023 sẽ khiến Kinh Bắc đối mặt với thách thức về dòng tiền trong ngắn hạn, song, không có rủi ro vỡ nợ nhờ tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu ở mức thấp.

Theo VNDirect, khoản nợ lên đến 3.000 tỷ đồng sẽ khiến Kinh Bắc đối mặt với thách thức trong thời gian ngắn hạn. Đặc biệt, trong bối cảnh thắt chặt tín dụng vào bất động sản và hoạt động giám sát chặt chẽ đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp như hiện nay.

Khoản đáo hạn nợ của Kinh Bắc khi đến kỳ hạn phải trả (Nguồn ảnh: VNDirect Research)

Theo kế hoạch năm 2022, Kinh Bắc dự kiến phát hành riêng lẻ tối đa 150 triệu cổ phiếu (tương đương 26,3% cổ phần hiện tại) trong nửa cuối năm nay để huy động 5.000 - 6.000 tỷ đồng nhằm tăng vốn lưu động, tái cơ cấu nợ và đầu tư vào các dự án mới.

Song, theo VNDirect, trong trường hợp xấu nhất là phát hành không thành công, công ty có thể gặp thách thức trong việc phát triển các dự án mới trong ngắn hạn, nhưng không có rủi ro vỡ nợ, nguyên nhân do Kinh Bắc có bảng cân đối kế toán lành mạnh với tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu là 0,3 lần vào cuối quý II, thấp hơn đáng kể so với các công ty bất động sản khu công nghiệp cùng ngành.

Bên cạnh đó, VNDirect cũng ước tính tiền và các khoản tương đương tiền của Kinh Bắc có thể sẽ đạt 2.100 tỷ đồng vào cuối năm 2022, nhờ đó giảm những áp lực về các khoản nợ ít nhất đến nửa đầu năm 2023.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Kinh Bắc, doanh thu thuần quý II lao dốc phân nửa xuống dưới mốc 400 tỷ đồng. Tỷ lệ giá vốn cao đẩy lợi nhuận gộp giảm đến 56% về dưới 200 tỷ đồng.

Hoạt động cốt lõi diễn biến tiêu cực nhưng doanh nghiệp cũng có điểm tích cực là doanh thu tài chính tăng đáng kể hơn 70% lên 90 tỷ đồng, lãi liên kết gấp 9 lần lên 31 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh 34% còn 90 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm cuối quý II, công ty có gần 1.107 tiền và các khoản tương đương tiền (là các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 1 - 3 tháng), giảm 57% so với đầu năm.

Tiền và các khoản tiền tương đương của Kinh Bắc tại thời điểm quý II/2022 (BCTC quý II Kinh Bắc)

Đồng thời, công ty cũng có hơn 2.012 tỷ đồng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, giảm nhẹ so với đầu năm, chủ yếu là đầu tư chứng khoán kinh doanh vào Công ty TNHH Một thành viên Khách sạn Hoa Sen và cổ phiếu ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo.

Bên cạnh đó, báo cáo tài chính hợp nhất cũng cho thấy, trong nửa đầu năm nay, Kinh Bắc đã chi hơn 1.073 tỷ đồng để trả nợ gốc vay. Nhờ đó, tại thời điểm cuối quý II, tổng nợ tài chính của Kinh Bắc giảm gần 2,4% so với đầu năm còn 6.888 tỷ đồng.

Mặc khác, bên cạnh khoản chi trả nợ nói trên, Kinh Bắc cũng thu 1.218 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu và đi vay, đồng thời ghi nhận lợi nhuận trước thuế cao gấp 2,3 lần cùng kỳ.

Song, do khoản lỗ 2.695 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư cùng với việc tăng các khoản phải thu, hàng tồn kho và chi tiền mua tài sản cố định, công cụ nợ các đơn vị khác, dòng tiền thuần trong nửa đầu năm của Kinh Bắc âm gần 1.456 tỷ đồng, trong đó, dòng tiền kinh doanh âm hơn 662 tỷ đồng.

Lý giải về các vấn đề liên quan tới BCTC quý II, trong đó, đáng chú ý là khoản lãi ròng tăng đột biến, Kinh Bắc cho biết, khoản thu nhập 2.397 tỷ đồng là chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng và giá phí hợp nhất kinh doanh, được Kinh Bắc ghi nhận căn cứ vào kết quả các báo cáo định giá giá trị Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng từ các tổ chức định giá uy tín và trên cơ sở thận trọng.

Được biết năm 2022, KBC đặt mục tiêu doanh thu 9.800 tỷ đồng và mức lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng. Như vậy kết thúc nửa đầu năm, Kinh Bắc mới chỉ hoàn thành 11% doanh thu và  54% chỉ tiêu lợi nhuận.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản đang rơi vào cuộc “khủng hoảng phân khúc”

Thị trường bất động sản đang rơi vào cuộc “khủng hoảng phân khúc”

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 15:34

Theo nhận định của giới chuyên gia, thị trường bất động sản đang đối mặt với cuộc khủng hoảng phân khúc, khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng nhưng nguồn cung lại hạn hẹp. Đơn cử như hiện tượng tăng giá chung cư phi mã khiến phân khúc này đứng trước nguy cơ sẽ “vỡ bong bóng” nếu không được kiểm soát kịp thời.

Bất động sản tăng giá “vô căn cứ”, tiềm ẩn nhiều rủi ro?

Bất động sản tăng giá “vô căn cứ”, tiềm ẩn nhiều rủi ro?

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 10:16

Hiện nay, tại một số khu vực, giá bất động sản ghi nhận tăng chóng mặt, thậm chí có nơi tăng giá một cách vô căn cứ. Việc giá nhà tăng một cách nhanh chóng, không có căn cứ sẽ tạo ra những rủi ro tiềm ẩn cho thị trường.

Tín hiệu khởi sắc của thị trường nhìn từ “động thái” của loạt “ông lớn” bất động sản

Tín hiệu khởi sắc của thị trường nhìn từ “động thái” của loạt “ông lớn” bất động sản

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 10:07

Lãi suất hạ nhiệt, chủ đầu tư quyết liệt "bung hàng" cùng với đó là kế hoạch tuyển dụng nhân sự sau thời gian dài “im ắng” đều là tín hiệu cho thấy niềm tin của các chủ thể tham gia thị trường bất động sản đã ngày càng được củng cố.