Thứ hai, 25/01/2021, 22:09 PM

VIệt Nam có thể đạt được mục tiêu GDP trong năm 2021

(CL&CS)- Theo các chuyên gia thì việc Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở 6% năm 2021 là hợp lý và hoàn toàn có thể đạt được, bởi Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh tốt như tình hình chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, nỗ lực chống dịch bệnh được cả thế giới ghi nhận… cùng với đó là nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi.

Kỳ vọng mới

Năm 2020 gặp nhiều khó khăn thách thức ngay từ đầu năm, đất nước ta đã phải đối mặt với tình trạng hạn mặn nghiêm trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Nam Trung Bộ. Hay những ngày qua, đồng bào miền Trung lại gánh chịu những hậu quả rất nặng nề từ thiên tai, bão chồng bão, lũ chồng lũ, liên tục dài ngày. Đặc biệt dịch bệnh Covid-19 bùng phát quy mô toàn cầu đã gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế. … nhưng nước ta vẫn đạt được những thành tựu rất ấn tượng, trong đó chỉ tiêu tăng trưởng GDP vẫn giữ được ở con số trên 2%, trong khi hầu hết các nước trên thế giới đều tăng trưởng âm.

Vào ngày 11/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021, thống nhất GDP năm 2021 tăng khoảng 6%.

Liên quan kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021, cũng có đại biểu cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6 đến 6,5% đang đặt ra ở mức khá cao so với năm 2020, trong khi dịch Covid-19 vẫn chưa biết lúc nào mới kết thúc. Ngay cả mục tiêu tổng quát của kế hoạch này cũng nêu rõ là tập trung thực hiện kết quả mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân,

Tuy  nhiên, một số ý kiến đại biểu lại tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng, do mức tăng trưởng của năm 2020 là thấp nên việc đặt mục tiêu tăng trưởng 6 đến 6,5% năm 2021 là hợp lý và hoàn toàn có thể đạt được, bởi kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi.

Góp ý kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) bày tỏ: Chúng ta đã có những khát vọng phát triển được lượng hóa với những mục tiêu: Đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Có người gọi đây là Đổi mới lần 2 để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, gia nhập đội ngũ các nước phát triển. Vì vậy giai đoạn 5 năm tới có ý nghĩa quyết định.

Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,8% vào năm 2021. Hoạt động tiêu dùng gia tăng nhờ yếu tố tâm lý thị trường được cải thiện và lĩnh vực sản xuất tăng tốc sẽ là động lực tăng trưởng chính trong quý 4 năm nay.

Đại diện Ngân hàng Standard Chartered cũng cho rằng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ được cải thiện sẽ giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các nền kinh tế khác tại châu Á, chúng tôi duy trì quan điểm tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.

san-xuat-linh-kien

Đại diện Ngân hàng Standard Chartered nhận định nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,8% vào năm 2021 (Ảnh: ST)

Điểm đến thu hút đầu tư ngày càng hấp dẫn

Bên cạnh những lợi thế cạnh tranh về tình hình chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, nguồn lao động trẻ dồi dào với cơ cấu dân số vàng…, môi trường đầu tư Việt Nam đã và đang xuất hiện nhiều yếu tố mới làm tăng sức hấp dẫn dòng vốn ngoại. Đó là nỗ lực chống dịch Covid-19 đạt những kết quả được cả thế giới ghi nhận, cho thấy khả năng ứng phó khủng hoảng toàn cầu tốt hơn so với nhiều nền kinh tế khác.

Việt Nam đã trở thành điểm đến hàng đầu cho cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài trong xây dựng chuỗi cung ứng có trách nhiệm và an toàn. Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Chúng ta đang đón làn sóng đầu tư nước ngoài rất lớn, đặc biệt vào công nghiệp hỗ trợ, đòi hỏi phải nhanh chóng có hành lang pháp lý đầy đủ từ luật đến các văn bản dưới luật. Nếu không tận dụng được cơ hội này, thì dù thu hút thêm hàng chục, hàng trăm tỷ USD, Việt Nam vẫn không thoát khỏi là địa điểm gia công, không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình.

Một số ý kiến thì cho rằng, để đạt mục tiêu kinh tế xã hội đề ra, Chính phủ cần tận dụng yếu tố thị trường giải quyết tốt về vấn đề nguồn nhân lực, phát huy vai trò kết nối giữa 3 trụ cột của nền kinh tế, tận dụng các nguồn lực của nền kinh tế thị trường trong xây dựng và phát triển nguồn lực, phát triển thị trường sức lao động.

Bên cạnh đó là cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, rào cản cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng trong doanh nghiệp và người dân; Hoàn thiện cơ chế để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng với nguồn lực, nhất là về vốn đầu tư, đất đai và tài nguyên.

TS Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhận định, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm lần thứ 8 (2021-2025) và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây cũng là năm kinh tế Việt Nam phải vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 để tận dụng những cơ hội mới được tạo ra từ chính đại dịch này.

Vì vậy chuyên gia này cho rằng, trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa khôi phục các hoạt động kinh tế – xã hội, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 đạt khoảng 2,5% và 2021 đạt khoảng 6,5-7%, kiểm soát lạm phát dưới 4%.

Về giải pháp cụ thể, một mặt cần đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm, đồng thời đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa. Cùng với đó, cần tiếp tục ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công (trên cơ sở đảm bảo chất lượng), coi đây như là một giải pháp bù đắp thiếu hụt động lực tăng trưởng trong năm 2021 và cũng là động lực tăng trưởng dài hạn.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy mạnh mẽ khối kinh tế tư nhân, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư – kinh doanh để vừa tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa tận dụng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cụ thể một số ngành, lĩnh vực chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 nhằm ổn định kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và giữ được việc làm, tạo tiền đề cho tăng trưởng các năm sau đó.

Ngoài ra, cần phát huy thế mạnh của các trụ cột, đầu tàu tăng trưởng, có tính lan tỏa cao, đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM… Trong quá trình này, cần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số, Chính phủ và giao dịch điện tử, thanh toán điện tử để vừa giúp tăng năng suất lao động, vừa theo kịp xu thế hiện nay cũng như giảm rủi ro lây lan dịch bệnh do tương tác trực tiếp.

Trong bài viết đăng trên East Asia Forum mới đây, bà Suiwah Leung – Phó giáo sư Kinh tế Danh dự tại Trường Chính sách Công Crawford, Đại học Quốc gia Úc nhận định, người dân cũng như nền kinh tế Việt Nam là “biểu tượng của sự kiên cường”, bởi không chỉ đối phó thành công với đại dịch Covid-19 mà Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP dương năm 2020 trong khi hầu hết các nền kinh tế khác trên thế giới trải qua suy giảm.

Một năm qua, Việt Nam đã có nhiều bài học quý nên sẽ vượt qua những tác động tiếp theo của đại dịch một cách chủ động, để không chỉ hóa giải được các thách thức mà còn tận dụng những cơ hội mới được tạo ra.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

Bình Thuận: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính thông qua áp dụng HTQLCL TCVN ISO 9001:2015

Bình Thuận: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính thông qua áp dụng HTQLCL TCVN ISO 9001:2015

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 12:04

(CL&CS) - Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và hiệu quả

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và hiệu quả

sự kiện🞄Thứ hai, 25/03/2024, 08:39

(CL&CS) - Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai đã xây dựng kế hoạch duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2024.

Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước

Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước

sự kiện🞄Thứ hai, 25/03/2024, 08:19

(CL&CS)- Viện VKIST phối hợp với Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích Nhật Bản tổ chức Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng.