Thứ sáu, 05/08/2022, 13:57 PM

Tự chủ đại học sẽ đi vào chiều sâu, hoàn thiện, chất lượng

(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, cần hiểu đúng bản chất của tự chủ đại học. Quyền tự chủ như một thuộc tính của đại học, là yếu tố tất yếu cần có và phải có trong sự phát triển của giáo dục bậc cao.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, tự chủ đại học là con đường rất dài nhưng chúng ta đã đi được một chặng quan trọng. Chặng đường đó rất rõ ràng. Ngày hôm nay bắt đầu cho chặng đường mới của tự chủ đại học. Từ đây, tự chủ đại học sẽ đi vào chiều sâu, hoàn thiện, chất lượng với đầy đủ sự phù hợp và tinh tế.

6A_IGFO

Cần phải có đổi mới đột phá trong nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, thúc đẩy đổi mới sáng tạo (Hình minh họa)

Những gì chúng ta đang làm là đúng, mang nhiều giá trị; đồng thời kỳ vọng vào chặng đường tiếp theo. “Tôi muốn nhấn mạnh sự đúng đắn của con đường mà chúng ta đang đi” – Bộ trưởng nói và hi vọng một ngày nào đó, chúng ta không phải bàn đến tự chủ nữa, mà đó là điều đương nhiên.

Trước một số ý kiến nói là giao quyền tự chủ, Bộ trưởng trao đổi: Như vậy là chưa chính xác. Cần hiểu đúng bản chất của tự chủ đại học. Quyền quản lý Nhà nước không giao cho một cơ sở đào tạo, mà là công nhận quyền tự chủ của trường đại học. Quyền tự chủ như một thuộc tính của đại học, là yếu tố tất yếu cần có và phải có trong sự phát triển của giáo dục bậc cao.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, bây giờ không phải trao tự chủ mà là sự chuyển hóa quyền lực. Quyền lực ấy là tự thân của đại học. Linh hồn của quyền tự chủ đại học là chuyên môn, học thuật. Đó là giá đỡ của sự đổi mới và sáng tạo. Sự thay đổi cần hiểu đúng bản chất của nó. Không trao chuyển, mà là sự thừa nhận và khẳng định.

Tính đến 28/2/2022, cả hệ thống có 274 cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá; 174 cơ sở giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; 591 chương trình đào tạo hoàn thành tự đánh giá; 470 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài, trong đó có 308 chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Tự chủ đại học tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các trường đầu tư vào điều kiện bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo để cạnh tranh trong tuyển sinh, thu hút sinh viên giỏi, hướng tới thực chất và phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho biết, điểm lại một số kết quả đạt được sau thời gian thực hiện tự chủ. Các bảng xếp hạng quốc tế khác nhau cho thấy, thứ hạng của giáo dục đại học Việt Nam từ vị trí 80-90 trên thế giới đã nâng lên vị trí 60-70. Từ chỗ không có trường đại học nào của Việt Nam được xếp hạng quốc tế, đến nay, tùy từng bảng xếp hạng, đã xuất hiện nhiều hơn các trường đại học của Việt Nam.

Trước khi thực hiện tự chủ, 70-80% công bố từ các viện nghiên cứu, 30% từ các trường đại học, đến nay tỉ lệ này đảo ngược lại: 70% từ các trường đại học. Tuy nhiên, số lượng các công bố vẫn còn rất thấp so với ngay các nước trong khu vực. Tỉ lệ giảng viên có trình độ cao nâng lên từ 25% lên 32%.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chỉ ra 4 yếu tố thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học hiệu quả hơn. Đó là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm tiếp cận cũng như cách hiểu nội hàm khái niệm tự chủ đại học; tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng, đồng bộ và cơ chế giám sát chặt chẽ; phân biệt, làm rõ mối quan hệ giữa các thiết chế trong nhà trường, có sự phân công, phối hợp, phân vai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản trị, quản lý và điều hành hoạt động nhà trường một cách hợp lý hơn; đổi mới cơ chế tài chính cho GDĐH, đồng thời nghiên cứu, đẩy mạnh xã hội hóa thông qua các hình thức hợp tác đối tác công tư trong GDĐH.

"Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cam kết, trong phạm vi trách nhiệm của mình, sẽ đồng hành với Bộ GDĐT thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền giáo dục Việt Nam theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình hội nhập và phát triển của đất nước thời kỳ cách mạng công nghệ số", ông Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh.

Đề cập đến quản lý nhà nước thời kỳ tự chủ, Bộ trưởng cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát các văn bản, quy định để tháo gỡ khó khăn, kiến nghị tới các cơ quan khác để cùng thấu hiểu, giải quyết; đồng thời ban hành sổ tay tự chủ đại học tới các cơ sở giáo dục cùng tập huấn, tăng cường phổ biến pháp luật trong tự chủ đại học.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Bổ sung tiêu chuẩn mới về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Bổ sung tiêu chuẩn mới về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

sự kiện🞄Thứ năm, 18/04/2024, 16:34

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành nghị định số 35/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú với nhiều điểm mới.

“Hạ sốt” cuộc đua tuyển sinh vào lớp 1

“Hạ sốt” cuộc đua tuyển sinh vào lớp 1

sự kiện🞄Thứ sáu, 12/04/2024, 20:18

(CL&CS) - “Muốn phát triển hệ thống giáo dục cần phải hợp tác công - tư. Nhà nước có vai trò trong trường tư thục để “khống chế” học phí”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Hà Nội sẽ thực hiện tuyển sinh trực tuyến mầm non, tiểu học, THCS từ 1/7 đến ngày 9/7

Hà Nội sẽ thực hiện tuyển sinh trực tuyến mầm non, tiểu học, THCS từ 1/7 đến ngày 9/7

sự kiện🞄Thứ năm, 11/04/2024, 07:49

(CL&CS) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành công văn hướng dẫn các đơn vị chuẩn bị và tổ chức triển khai công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2024-2025.