Trung Nguyên được hay mất sau những chiêu trò

(NTD) - Giữa lúc giá cà phê trong và ngoài nước đang giảm, chắc hẳn nhiều doanh nghiệp trong ngành còn đang loay hoay tìm kế sách thì thương hiệu Trung Nguyên lại nổi đình nổi đám, làm nóng nhiều mặt báo trong suốt tuần qua với việc ngừng cung cấp cà phê hòa tan trong 2 ngày.

Từ câu chuyện “chiêu trò”

Giữa thời điểm ngành cà phê đang tồn tại nhiều khó khăn, giá bán giảm, thì cà phê Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại nổi lên như một hiện tượng. Trong gần một tuần qua, trên hầu hết các mặt báo đều xuất hiện những thông tin liên quan đến Trung Nguyên.

Nguyên nhân là vào chiều ngày 2/12/2015, Tập đoàn Trung Nguyên đã có thông báo nối lại việc cung cấp nhóm sản phẩm cà phê hòa tan ra thị trường, điển hình là G7 (3 in1). Trước đó 2 ngày, Trung Nguyên đã thông báo ngừng cung cấp sản phẩm. Lý giải việc này, Công ty cho biết, việc bảo trì thiết bị máy móc duy trì sản xuất tại các nhà máy thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên đã hoàn thành, vì vậy Trung Nguyên tiếp tục cung cấp các sản phẩm hòa tan đến khách hàng.

Cũng theo đại diện của Trung Nguyên cho biết, do nhu cầu đặt hàng từ các nhà phân phối, khách hàng tại thị trường Việt Nam và quốc tế đều gia tăng đột biến, cùng lúc vào thời điểm cuối năm, nên Tập đoàn không cung ứng kịp thời các sản phẩm hòa tan G7 trong thời gian vừa qua.

Đây chẳng phải là điều nghịch lý khi tình hình chung của ngành cà phê Việt Nam đang gặp khó vì giá giảm, giá cà phê thế giới cũng giảm vậy mà chỉ có Trung Nguyên là “sốt” hàng không đủ cung cấp đến mức phải ngừng cung cấp ra thị trường.

Theo một nguồn tin khác, việc Trung Nguyên tạm ngưng cung cấp sản phẩm cà phê hòa tan trong 2 ngày do xuất phát từ vấn đề mâu thuẫn nội bộ gia đình chứ không liên quan gì đến dây chuyền sản xuất. Thực hư chuyện này chưa được làm rõ. Nhưng có một điều mà ai cũng nhận thấy đó là, thời gian này, “vua cà phê Việt” Đặng Lê Nguyên Vũ khá im hơi lặng tiếng, rất ít xuất hiện trước giới truyền thông. Thậm chí ngay khi xuất hiện tại một hội thảo về cà phê mới đây ở TP.HCM thì ông Vũ cũng né tránh và không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của giới truyền thông.

Nếu như những ai yêu thích thương hiệu cà phê Trung Nguyên, biết tới ông Vũ thì không khó để nhận ra rằng, ngoài là một doanh nhân nổi tiếng với tài năng kinh doanh thì ông Vũ cũng là một doanh nhân hay có những phát ngôn gây sốc, và sử dụng khá nhiều chiêu trò. Thế nên với những thông tin về Trung Nguyên vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là chiêu trò mới của “ông vua cà phê” chăng?

Nhớ lại vào đầu năm 2013, khi thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks đổ bộ vào Việt Nam, ông Vũ từng giễu Starbucks là "người khổng lồ không có bản sắc", “Starbucks là nước có mùi cà phê pha đường"... Thậm chí, ông Vũ còn tuyên bố rằng, ai uống Starbucks là sính ngoại, không yêu nước. Nhưng thực tế, sau 2 năm hoạt động, Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam cho biết, họ hài lòng về tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam.

Không lâu sau đó, ông Vũ tiếp tục đanh thép tuyên bố tấn công thị trường cà phê tiềm năng nhất thế giới trong năm 2013. Ông từng chia sẻ kế hoạch bán 15% cổ phần công ty để có kinh phí cho việc mua lại một số nhà máy rang xay cà phê ở Mỹ và mở cửa hàng ở Seattle, New York và Boston trong năm 2013.

“Chúng tôi chắc chắn sẽ vượt qua Starbucks. Chúng tôi phải cung cấp một cái gì đó hấp dẫn hơn cho người tiêu dùng Mỹ. Khách hàng tại đây sẽ được thưởng thức những ly cà phê đích thực. Dù người Mỹ vẫn chưa đánh giá cao sản phẩm, chúng tôi sẽ bắt đầu chinh phục họ từ đây”, ông Vũ từng nói.

Tuy nhiên, tại thị trường Mỹ, cà phê Trung Nguyên xuất khẩu sang chỉ ở dạng nguyên liệu chưa qua chế biến sâu, chủ yếu là rang xay và hòa tan. Và tất nhiên, Trung Nguyên phải đối mặt với sự canh tranh gay gắt của các thương hiệu cà phê “sừng sỏ” khác, trong đó có Starbucks.

Không chỉ có vấn đề đối với cà phê và bỏ ngỏ nhiều lời hứa hẹn, Trung Nguyên cũng từng thất bại khi thực hiện chiến lược phát triển mô hình siêu thị, cửa hàng tiện lợi G7 Mart. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của G7 Mart, trong đó quan trọng là vấn đề tài chính.

Trong lúc những dự định, kế hoạch đề ra bất thành, cuối năm 2013, ông chủ cà phê Trung Nguyên xuất hiện trở lại trên các phương tiện truyền thông trong hình ảnh rất khác: ngồi thiền 49 ngày để tinh thần minh mẫn, nghĩ những việc lớn với thực phẩm duy nhất là món nước mè đen.

Trung Nguyên được hay mất sau những chiêu trò (2)Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, người sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên.

Cà phê “không nguyên chất” có hay không?

Mới đây, bà H' Wơt Ê Nuôl, người đại diện của Liên minh Cà phê Cư Bur, thành viên Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, đã nói với trang tin điện tử Soha.vn rằng: “Nếu Trung Nguyên mất G7 (3 in1), cái mất lớn nhất là mất khách hàng vì G7 là sản phẩm chủ lực của Trung Nguyên từ trước tới nay”. Chưa hết, vị đại diện Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột còn cho biết: “Vừa rồi, có tin buồn là Trung Nguyên pha chế nhiều loại cà phê “không nguyên chất”, không giống như sản phẩm của Liên minh Cà phê sản xuất, tức pha trộn không đúng tiêu chuẩn nguyên chất của cà phê”.

Về bài toán kinh tế, nếu Trung Nguyên dừng bán cà phê hòa tan G7 (3 in1), theo ước tính, tập đoàn này sẽ mất khoảng 18% tổng doanh thu với giá trị khoảng 185 tỷ đồng trong năm 2016. Quan trọng hơn, nếu mất G7, Trung Nguyên còn một số nhóm hàng cà phê khác cũng như còn chuỗi cửa hàng, còn hệ thống phân phối... Tuy nhiên, các lĩnh vực kinh doanh này đều không phải là thế mạnh của Trung Nguyên.

Khi đọc được những thông tin về cà phê Trung Nguyên “không nguyên chất”, anh Đỗ Mạnh Cường ở TP.HCM cho biết, là người từ lâu đã thích và chỉ uống cà phê Trung Nguyên nên bản thân cảm thấy rất buồn khi đọc được những thông tin này.

Anh Cường lý giải, anh không quan tâm đến việc gia đình anh Vũ có lục đục hay không, hay những chiêu trò mà ông chủ Trung Nguyên sử dụng như thế nào, anh chỉ quan tâm đến sản phẩm mà người tiêu dùng như anh sử dụng hàng ngày, có nguyên chất hay tạp chất.

Anh Cường rất mong Trung Nguyên sẽ sớm phản hồi về việc cà phê “không nguyên chất” này để người tiêu dùng khỏi hoang mang và Việt Nam cũng không phải mất đi một thương hiệu khá tốt. Còn nếu thông tin không được giải trình cụ thể, anh Cường sẽ tìm đến một thương hiệu cà phê khác, chứ không muốn sức khỏe của mình bị ảnh hưởng.

Cho đến thời điểm hiện tại, bỏ ngoài tai những luồng dư luận khác nhau, Trung Nguyên vẫn giữ thái độ im lặng.

Trung Nguyên được hay mất sau những chiêu trò (1)

Trung Nguyên được hay mất sau những chiêu trò (3)Người tiêu dùng đang hoang mang với thông tin cà phê Trung Nguyên "không nguyên chất".

Mai Trinh

Bình luận

Nổi bật

Công bố thêm 1 nhà máy đạt trung hòa Carbon, VINAMILK tiến nhanh trên hành trình đến Net Zero

Công bố thêm 1 nhà máy đạt trung hòa Carbon, VINAMILK tiến nhanh trên hành trình đến Net Zero

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 18:51

(CL&CS) - Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Viettel xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới với Nam Ninh, Trung Quốc

Viettel xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới với Nam Ninh, Trung Quốc

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 17:30

(CL&CS) - Sắp tới, thời gian kết nối giữa Nam Ninh (Trung Quốc) và Hà Nội được giảm xuống 50% và chỉ còn 12 giờ, tối ưu ít nhất 30% chi phí logistics.

PV GAS LPG phát hành 3,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

PV GAS LPG phát hành 3,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 17:15

(CL&CS) - PV GAS LPG là đơn vị duy nhất thuộc Petrovietnam và PV GAS được phép sản xuất và kinh doanh bình gas mang thương hiệu PETROVIETNAM GAS trên toàn lãnh thổ Việt Nam.