Dữ liệu cũ
Thứ hai, 06/01/2014, 15:25 PM

Triển khai nhiều giải pháp hiện thực hóa chiến lược phát triển ngành Dược

Để hiện thực hóa Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Đảng và Nhà nước, có 5 nhóm giải pháp lớn được đề ra, gồm: Nhóm giải pháp về chính sách, pháp luật và Quản lý Nhà nước; Nhóm giải pháp về đầu tư; Nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ, nhân lực và đào tạo; Nhóm giải pháp về quy hoạch và cuối cùng là Nhóm giải pháp về hợp tác, hội nhập quốc tế.

Sửa đổi, bổ sung luật Dược Trong nhóm giải pháp về chính sách, pháp luật và Quản lý Nhà nước, nội dung đầu tiên được đề cập là việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật Dược theo hướng khuyến khích sản xuất và sử dụng thuốc trong nước, chuẩn hóa điều kiện kinh doanh thuốc, áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs), cung ứng, đấu thầu, quản lý chặt chẽ giá thuốc và các nội dung liên quan phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện chính sách thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,
cung ứng thuốc thiết yếu, đảm bảo người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn, sử
dụng thuốc an toàn, hiệu quả với giá hợp lý.

Có chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, cung ứng và sử dụng thuốc generic,
thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt, vắc xin, sinh phẩm,
hạn chế nhập khẩu các loại nguyên liệu thuốc, thuốc generic mà Việt Nam đã sản
xuất được. Cần ưu tiên sử dụng thuốc generic sản xuất tại Việt Nam đạt chuẩn
tương đương sinh học.

Tiếp tục hoàn thiện và triển khai tiêu chuẩn thực hành tốt kê đơn thuốc, thực
hành tốt nhà thuốc và các chính sách liên quan đến hoạt động cảnh giác dược,
thông tin, quảng cáo thuốc. Quản lý toàn diện chất lượng thuốc, tăng cường các
giải pháp để bảo đảm thuốc lưu hành trên thị trường có chất lượng đáp ứng tiêu
chuẩn đã đăng ký.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, đồng thời
xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, phân phối,
cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường. Có chính sách ưu đãi
cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam mang
thương hiệu quốc gia.

Bên cạnh đó cần nghiên cứu mô hình hệ thống tổ chức ngành Dược theo hướng quản
lý tập trung, toàn diện dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe con người.

Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Trong nhóm giải pháp về đầu tư, chiến lược chỉ ra cần đẩy mạnh huy động vốn của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển ngành dược, nhất là sản
xuất thuốc trong nước, sản xuất thuốc nhượng quyền, chuyển giao công nghệ, vắc
xin sinh phẩm điều trị và nguyên liệu kháng sinh, đầu tư vào xây dựng các trung
tâm nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học của thuốc (BA/BE).

Ngoài ra, Nhà nước cần tiếp tục đầu tư nâng cấp các viện nghiên cứu về dược,
tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm và kiểm định thuốc, phát triển hệ thống
cung ứng thuốc cho các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.

Bên cạnh đó cần khuyến khích đầu tư theo hình thức hỗn hợp công tư (PPP) đối với
các dự án xây dựng nâng cấp, xây mới các cơ sở nghiên cứu dược, đấu thầu lựa
chọn nhà đầu tư với các dự án có sử dụng đất để xây dựng nhà máy, khu công
nghiệp dược.

Trong nhóm các giải pháp về khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo, chiến lực
xác định cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến,
hiện đại, khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng
điểm nhằm phát triển công nghiệp dược.

Ngoài ra, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực dược đáp ứng yêu cầu phát triển,
chú trọng đào tạo dược sỹ lâm sàng, thu hút đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ dược
công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Nhóm giải pháp về quy hoạch, hợp tác và hội nhập quốc tế

Nền công nghiệp dược Việt Nam được quy hoạch theo hướng phát triển công nghiệp
bào chế, hóa dược, vắc xin, sinh pháp y tế bằng biện pháp sáp nhập, mua bán, mở
rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh. NGoài ra, cần quy hoạch hệ thống phân
phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, xây dựng 5 trung tâm
phân phối thuốc tại miền núi phía Bắc, bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,
Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ.

Bên cạnh đó là quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm dược phẩm và các sản phẩm ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, quy hoạch các trung tâm nghiên cứu sinh
khả dụng và đánh giá tương đương sinh học, quy hoạch phát triển dược liệu theo
hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển vùng nuôi trồng cây, con làm
thuốc, bảo hộ bảo tồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm.

Trong nhóm giải pháp về hợp tác và hội nhập quốc tế, cần đẩy mạnh hợp tác và hội
nhập quốc tế về dược, tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trường dược phẩm
toàn cầu.

Cần tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm, năng lực quản lý của các nước, Tổ chức y
tế thế giới và các tổ chức quốc tế để phát triển ngành dược Việt Nam, tăng cường
hợp tác với các nước là bạn hàng truyền thống với Việt Nam và các nước có nền
công nghiệp dược phát triển.

Bên cạnh đó, cần chủ động tham gia các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
trong lĩnh vực dược với các nước, tổ chức khu vực và thế giới.

Để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra, chiến lược này có sự tham gia thực hiện đồng bộ
của nhiều Bộ ngành như Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Kế
hoạch Đầu tư và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Minh Tuấn

Nguồn: vietnamnet.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.