Thứ hai, 30/05/2022, 14:56 PM

Trận mưa lịch sử chiều 29/5: Bộ trưởng Bộ TN&MT nói gì

(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho biết, không phải chỉ Việt Nam mà ở các nước có hạ tầng phát triển như Mỹ, Châu Âu thì việc mưa lớn dồn dập tập trung vào một thời điểm thì không có hạ tầng nào có thể chịu đựng được.

Mới đây, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà cho rằng không phải chỉ Việt Nam mà ở các nước có hạ tầng phát triển như Mỹ, Châu Âu thì việc mưa lớn dồn dập tập trung vào một thời điểm thì không có hạ tầng nào có thể chịu đựng được.

280742450-1131454337400208-714-8585-3220-1653815109

Cơn mưa lớn kéo dài khiến các tuyến đường ở Hà Nội bị ngập nặng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ 14 giờ đến 16 giờ ngày 29-5, trạm đo tại Láng ghi nhận lượng mưa là 138 mm. Số liệu này đã vượt mốc từng được coi là lịch sử 132,5 mm vào ngày 18-6-1986. Đây là một trong những kỷ lục mưa giông được thiết lập ở Hà Nội trong vòng 36 năm qua.

Nói về nguyên nhân ở Hà Nội và TP HCM cứ mưa lớn là ngập, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng phải nhìn lại toàn bộ hạ tầng ở các đô thị. Khi thiết kế các đô thị thì với đặc trưng về địa hình khác nhau, quan trọng nhất là phải dự báo được tính cực đoan của khí hậu thời tiết, cũng như quy mô dân số. Đi kèm đó là phải xây dựng được hạ tầng đáp ứng được các dự báo đó. Tức là các hệ thống thu nước mưa, thoát nước mưa, xử lý nước thải phải đồng bộ, phù hợp với quy mô dân số.

"Thậm chí phải có những vấn đề chúng ta phải dự báo không chỉ trong ngắn hạn mà phải có tầm nhìn dài hạn. Có thể thời tiết cực đoan 20, 30, 50 năm mới xảy ra 1 lần cực đoan thì cũng phải tính có phương án ứng phó. Mà phương án đó giúp cho khâu thiết kế cơ sở hạ tầng như công trình ngầm, đường giao thông ngầm, đường giao thông bề mặt"- Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh, Hà Nội cần tăng cường công tác dự báo; cần có dự án tổng thể đánh giá một cách căn cơ, đưa ra những số liệu lịch sử cũng như số liệu hiện nay về hiện tượng cực đoan của thời tiết; cần nghiên cứu một cách kỹ càng, khi thiết kế đô thị, để làm sao đô thị đó là đô thị thông minh, chống chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Báo động hạt vi nhựa

Báo động hạt vi nhựa

sự kiện🞄Thứ hai, 25/03/2024, 15:49

(CL&CS) - Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF- Việt Nam) phối hợp với Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) mới đây đã công bố “Báo cáo tình hình phát sinh chất thải nhựa năm 2022”.

PV GAS DISTR vận hành hệ thống cấp bù LPG Tiền Hải - Thái Bình

PV GAS DISTR vận hành hệ thống cấp bù LPG Tiền Hải - Thái Bình

sự kiện🞄Chủ nhật, 24/03/2024, 17:29

(CL&CS) - Đáp ứng nhu cầu sử dụng khí thiên nhiên ngày càng cao, PV GAS DISTR tiếp tục đưa vào vận hành hệ thống cấp bù LPG tại hệ thống phân phối khí thấp áp (LGDS) Tiền Hải - Thái Bình.

Nhà khoa học VinFuture: Nếu không hành động nhanh hơn, nhiệt độ trái đất sẽ tăng 2,7 độ thay vì 1,5 độ!

Nhà khoa học VinFuture: Nếu không hành động nhanh hơn, nhiệt độ trái đất sẽ tăng 2,7 độ thay vì 1,5 độ!

sự kiện🞄Thứ bảy, 23/03/2024, 17:53

(CL&CS) - Biến đổi khí hậu hiện tại cũng giống như khi tàu Titanic gặp phải tảng băng lớn, bạn chỉ thấy được tình hình khẩn cấp khi không còn đủ thời gian điều chỉnh hướng đi an toàn. Giải thưởng VinFuture giống như “ngọn hải đăng” trong bối cảnh này.