Thứ ba, 13/08/2019, 11:03 AM

Tôn vinh nghề tơ lụa và thổ cẩm Việt Nam

(NTD) - Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam - thế giới lần thứ 5 đã diễn ra tại Hội An từ 7-9/8 với sự tham dự của 8 quốc gia và đại diện 5 thành phố và hàng chục đơn vị sản xuất và làng nghề tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam. Festival mang đậm bản sắc truyền thống nghề tơ tằm nhằm tôn vinh văn hóa nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống, kết nối giao lưu để mở đầu ra cho thị trường tơ lụa Việt, từng bước đưa các đơn vị sản xuất tơ lụa đến với các tổ chức và thị trường quốc tế.

Giới thiệu tơ lụa Việt Nam với thế giới

Làng lụa Hội An đang kế nghiệp truyền thống sản xuất và xuất khẩu tơ lụa từ 300 năm trước ở Hội An. Qua 5 năm tổ chức festival nghề tơ lụa, ông Lê Thái Vũ - Tổng Giám đốc CTCP Tơ lụa Quảng Nam - cho hay làng nghề truyền thống làm lụa ở Quảng Nam như sống lại.

Festival lần này dường như hội tụ “thế giới” tơ lụa và thổ cẩm.

Du khách được xem các hoạt động và trình diễn kỹ thuật của những làng nghề dệt, nhuộm truyền thống đặc sắc của Việt Nam với gần 80 nghệ nhân của các làng nghề trong cả nước như Vạn Phúc, Nha Xá, Mã Châu, Mỹ Đức, Nam Cao, Tân Châu, Chăm Ninh Thuận..

Với uy tín là thành viên Hiệp hội Tơ lụa Thế giới và Hiệp hội Tơ lụa châu Á cũng như mối quan hệ quốc tế với các đơn vị sản xuất tơ lụa trong khu vực, Làng lụa Hội An đã dần dần quy tụ được những đại diện lớn nhất của ngành sản xuất tơ lụa và thời trang thế giới đến tham dự festival. Các tập đoàn sản xuất tơ lụa lớn đến từ Italy, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Cambodia... đã đưa sản phẩm đến tham dự các triển lãm, tham gia hội thảo nhằm tạo cơ hội khai thông con đường hợp tác và phát triển thị trường chung với thế giới cho thời trang tơ lụa.

Tại Việt Nam, các công ty sản xuất tơ lụa lớn tại Bảo Lộc, TP.HCM và Hà Nội cũng giới thiệu các sản phẩm tơ lụa mới được xuất khẩu ra nước ngoài như Bảo Lộc Silk, Toàn Thịnh, Hạnh Silk, khẳng định chỗ đứng của hàng tơ tằm Việt Nam trên thế giới. Đặc biệt của festival lần này là sự kết nối tìm con đường phát triển chung giữa các thành phố sản xuất tơ lụa trên thế giới, giữa châu Âu và châu Á như Lyon (Pháp), Como (Italy), Kyoto (Nhật Bản), Lâm Đồng, Quảng Nam...

a
Du khách nước ngoài rất thích thú với nghề dệt truyền thống.

Thổ cẩm muốn tồn tại phải dựa vào du lịch

Khác với tơ lụa mềm mại, dịu dàng, sản phẩm thổ cẩm mộc mạc, phản ánh được sự hòa đồng, gắn bó giữa thiên nhiên và con người trên từng nét hoa văn. Nhà thiết kế Minh Hạnh cho rằng dệt vải là một sinh hoạt văn hóa truyền thống với nhiều kỹ năng, kỹ xảo như dệt, thêu, ghép và vẽ trên vải. Hoa văn trên thổ cẩm đều hướng vào đời sống thực và hướng vào thiên nhiên.

Tuy nhiên, muốn giữ được và phát triển văn hóa thổ cẩm, cần dựa vào du lịch, tạo ra không gian văn hóa thổ cẩm ở các vùng núi, các khu du lịch để thu hút du khách, kết nối các nhà thiết kế đến hợp tác với đồng bào miền núi. Hiện nay rất nhiều nơi, các nghệ nhân đã tập hợp lại để sản xuất, biến những sản phẩm dệt thổ cẩm thành hàng hóa có thương hiệu tốt như thổ cẩm Lùng Tám (Hà Giang), thổ cẩm Chăm (Ninh Thuận), thổ cẩm của người Cơ tu (Quảng Nam, Đà Nẵng).

a1
Du khách quan tâm các sản phẩm của đồng bào các dân tộc.

Để đưa nghề dệt thổ cẩm và các sản phẩm thổ cẩm vượt khỏi làng đến với các địa phương và đến nhiều nơi trên thế giới, Quảng Nam đưa vào hoạt động các làng du lịch ở Nam Giang, Tây Giang. Tại Đà Nẵng, từ khi đưa vào hoạt động, dự án Khu Du lịch sinh thái Suối Hoa phát triển khởi sắc, văn hóa Cơ tu được bảo tồn, khôi phục và quảng bá với du khách. Nơi này cũng hình thành không gian văn hóa thổ cẩm Cơ tu, những người phụ nữ ngồi trong căn nhà truyền thống và sáng tạo ra những mẫu hoa văn mới. Mới đây, tại Khu Du lịch sinh thái Suối Hoa, Hòa Phú Thành Đà Nẵng, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng những sản phẩm thổ cẩm đầy sắc màu và họa tiết rất đặc

Hoa văn thổ cẩm là nét chấm phá rất riêng của mỗi dân tộc trên từng sản phẩm, tượng trưng cho từng nhân sinh quan, tôn giáo, tín ngưỡng riêng. Mỗi đường dệt trên tấm thổ cẩm là biểu hiện của tâm tư, tình cảm, tài năng người dệt... Thậm chí cùng một triền núi, hai bản người dân tộc khác nhau, trang phục, nét thổ cẩm đã hoàn toàn khác biệt. Và đó chính là giá trị văn hóa được ghi nhận ở thổ cẩm.

a2
Trình diễn dệt thổ cẩm đồng bào Cơ tu tại khu du lịch.

Thổ cẩm cũng đang được chính những người địa phương gìn giữ, khi họ cố gắng vượt qua bao khó khăn để giữ kỹ thuật truyền thống và truyền nghề dệt cho con cháu. Chị Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm HTX lanh Hợp Tiến tâm sự: “Thổ cẩm là báu vật của Lùng Tám, khắp vùng cao Hà Giang, chỗ nào có người Mông sinh sống, ở đó có thổ cẩm...”

Những người phụ nữ ở Lùng Tám không nghỉ trưa,ngồi bên khung dệt đắm mình vào tấm vải thổ cẩm. Khi thì thêu váy, lúc lại dệt vải, rồi lại miệt mài truyền nghề cho lớp trẻ... Làm được một sản phẩm từ vải thổ cẩm rất kỳ công và phải mất hơn 40 công đoạn mới hoàn thành, có khi mất cả tháng mới hoàn thành được một sản phẩm. Nhưng chính việc duy trì cách làm tay trên khung dệt thô sơ, vải nhuộm từ thiên nhiên, đường thêu lấy mẫu từ cuộc sống hằng ngày, nên thổ cẩm Lùng Tám đúng là báu vật văn hóa, rất được du khách trân trọng.

Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam - thế giới lần này khẳng định, con đường duy trì, bảo tồn tinh hoa thổ cẩm chính là dựa vào du lịch, tạo ra không gian văn hóa thổ cẩm ở các vùng núi, các khu du lịch để thu hút du khách, kết nối nhà thiết kế đến hợp tác với đồng bào miền núi. Dân có thể bán được sản phẩm đúng giá trị, đủ sống và gắn bó với nghề truyền thống.

Minh Hằng

Bình luận

Nổi bật

84 công trình tiêu biểu đạt giải Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

84 công trình tiêu biểu đạt giải Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:19

(CL&CS) - Hội thi vinh danh những công trình nghiên cứu, giải pháp sáng tạo nhằm đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân, tạo ra bước phát triển mới về khoa học công nghệ và góp phần phát triển kinh tế.

Choáng ngợp trước siêu công trình cống ngầm có khả năng khắc chế thủy thần: Nằm dưới lòng thành phố sầm uất nhất nhì thế giới, có tổng mức đầu tư lên đến 62.400 tỷ đồng

Choáng ngợp trước siêu công trình cống ngầm có khả năng khắc chế thủy thần: Nằm dưới lòng thành phố sầm uất nhất nhì thế giới, có tổng mức đầu tư lên đến 62.400 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 22:26

Công trình kiến trúc này được xây dựng để bảo vệ 13 triệu cư dân của thành phố khỏi mưa lớn và cơn bão nhiệt đới.

Nhà máy thủy điện 385 nghìn tỷ nằm ở độ cao 5.000m: Mất 12 năm để xây dựng, được trang bị một loại công nghệ cực thông minh

Nhà máy thủy điện 385 nghìn tỷ nằm ở độ cao 5.000m: Mất 12 năm để xây dựng, được trang bị một loại công nghệ cực thông minh

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 18:52

Đây là dự án tích hợp năng lượng sạch bao gồm thủy điện, năng lượng mặt trời và lưu trữ năng lượng, dự kiến sản xuất hơn 7,3 tỷ kWh điện mỗi năm.