Thứ hai, 11/04/2022, 19:12 PM

Thích ứng đẩy mạnh hiệu quả đầu tư từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh và điều kiện mới

(CL&CS) - Nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được cơ hội hợp tác, xuất khẩu trong thị trường ASEAN, phát triển doanh nghiệp bền vững. Tạp chí MEKONG - ASEAN phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thường niên Diễn đàn kinh tế Việt Nam - ASEAN, với chủ đề với chủ đề “Thích ứng đẩy mạnh hiệu quả đầu tư từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh và điều kiện mới” đươc diễn ra ngày 24/3.Sự kiện thu hút sự tham gia của Lãnh đạo các Bộ, Ngành, địa phương, doanh nhân, doanh nghiệp trên cả nước.

Phát biểu tại Diễn đàn Ông Nguyễn Tú Anh – Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp Ban kinh tế Trung Ương cho biết: Tình hình chính trị, kinh tế thế giới hiện nay diễn biến nhanh chóng, khó lường, các xung đột trên thế giới vẫn tiếp diễn, không hồi kết, có tác động đa chiếu với những hệ lụy lâu dài tới tình hình an ninh, chính trị thế giớ, tác động sâu sắc, nhiều chiều và đáng kể tới nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi “mong manh” sau hơn 2 năm ứng phó với đại dịch COVID-19. Quá trình toàn cầu hóa bị chậm lại. Xuất nhập khẩu hàng hóa toàn cầu bị sụt giảm. Áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng. Thị trường tài chính toàn cầu bị ảnh hưởng lớn. Chủ nghĩa cường quyền trong quan hệ kinh tế quốc tế dẫn đến pháp quyền quốc tế bị xóa mờ.

Trong bối cảnh hiện nay, đại dịch COVID 19 đã ảnh hưởng nặng nên đến sự phát triển kinh tế, ngân sách khó khăn, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp đang giảm, công ăn việc làm của công nhân bị ảnh hưởng. Đại dịch COVID 19 còn làm thay đổi sâu sắc cấu trúc và trật tự vận hành của nền kinh tế toàn cầu. Các thế chế cốt lõi của môi trường kinh doanh toàn cầu như tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư, hệ thống tài chính toàn cầu hay thậm chí bản thân cơ chế kinh tế thị trường đang có dấu hiệu rạn nứt ở nền móng. Vai trò điều tiết, quản lý và kinh doanh trực tiếp của Chính phủ đang gia tăng ở nhiều nền kinh tế lớn trên giới. Cấu trúc ngành và cấu trúc thị trường đang thay đổi cơ bản. Luật chơi của nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi.

Toàn cảnh Diễn đàn.

Toàn cảnh Diễn đàn.

Tại Diễn đàn ông  Nguyễn Tú Anh cũng nhấn mạnh: Chủ trương đối ngoại kinh tế phục vụ phát triển đất nước lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, được triển khai chủ động, toàn diện, tập trung thúc đẩy quan hệ kinh tế với các đối tác, tích cực vận động các nước mở cửa thị trường cho hàng hoá và lao động của Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài và du lịch, vận động các định chế tài chính quốc tế và các đối tác dành cho Việt Nam các điều kiện vốn vay ưu đãi. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 244 thị trường và đối tác, là một trong số ít nước tham gia hầu hết các liên kết kinh tế quan trọng với mạng lưới 15 FTA đã ký, trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA... dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu tốt; đồng thời, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn và trở thành mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khan, Việt Nam vẫn có tăng trưởng tốt và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Các chỉ tiêu kinh tế đối ngoại những năm gần đây đều  đạt và vượt kế hoạch, đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  đưa Việt Nam trở thành một trong 10 tăng trưởng nhanh nhất thế giới 5 năm qua.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động nhất thế giới là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Tình hình và sự phát triển của  khu vực này có ảnh hưởng ngày càng lớn đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Việt Nam ngày càng gắn bó và phụ thuộc vào khu vực. Các đối tác kinh tế quan  trọng nhất của Việt Nam chủ yếu thuộc về Châu Á - Thái Bình Dương các hội  nhập kinh tế lớn nhất mà Việt Nam tham gia đều năm trong khu vực.

Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế vẫn giữ quan điểm tích cực về tăng trưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phát biểu tại Hội nghị đánh giá tình hình triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương diễn ra ngày 20/10/2021, ông Chang Yong Ree, Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương cho biết “Sự lan rộng của biến thế Delta là một bước lùi cho sự phát triển kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Triển vọng châu Á cho năm 2021 đã giảm hơn 1% xuống 6,5% so với tháng 4/2021. Tuy nhiên, khi tỷ lệ tiêm chủng cải thiện, khu vực này dự kiến sẽ tăng trường nhanh hơn vào năm 2022 so với dự báo trước đó. Tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển châu Á (EMDEs) chậm hơn nhiều so với Nhóm các nền kinh tế tiên tiến (AES), khiến cho tốc độ phục hồi ở các nơi diễn ra không đồng đều...”. Theo báo cáo mới nhất đưa ra tháng 9, dự báo cơ bản của Oxford Economics thì khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở lại vị trí là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2022 và hơn thế nữa, vào giữa năm tới, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam sẽ trở lại các xu hướng tăng trưởng mạnh đã thấy trước cuộc khủng hoảng.

Hiện nay, các hiệp định thương mại tự do trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có cơ chế đa dạng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nhất là CPTPP hay là RCEP. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các nguyên tắc đem lại lợi ích tối đa, trong việc cân bằng giữa sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu, nguồn vốn và nhân lực. Do đó, quá trình tái thiết trật tự kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai sẽ khiến các cơ chế ở trạng thái cạnh tranh thời gian dài, và trong quá trình cạnh tranh, các cơ chế sẽ cố gắng đưa ra giá trị gia tăng của mình để tìm kiếm cơ hội hợp tác và hội nhập với các cơ chế khác. Trong xu thế các thỏa thuận thương mại đa phương trong khu vực đang có dấu hiệu chững lại, việc nắm rõ tình hình hội nhập sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra điểm yếu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có cơ hội phát huy điểm mạnh trong việc hội nhập hiệu quả với khu vực, từ đó hướng ra thị trường toàn cầu.

Thanh Mai

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố báo loạt tin vui sau quý I/2024

Tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố báo loạt tin vui sau quý I/2024

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 11:49

Địa phương này đã đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch với doanh thu ước đạt 3.660 tỷ đồng.

Địa phương có đại dự án 340.000 tỷ sắp lên thành phố: Hệ thống giao thông đồ sộ với 5 cao tốc trăm nghìn tỷ

Địa phương có đại dự án 340.000 tỷ sắp lên thành phố: Hệ thống giao thông đồ sộ với 5 cao tốc trăm nghìn tỷ

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 11:30

Bên cạnh đại công trình gần 340.000 tỷ đang được triển khai, địa phương này đang sở hữu nhiều dự án cao tốc khác, góp phần nâng cấp hệ thống giao thông nơi đây.

Giải mã lý do khiến chung cư khu vực phía Nam Hà Nội vẫn là ‘mỏ vàng’ của nhiều nhà đầu tư dù thị trường đã tăng giá 21 quý liên tiếp

Giải mã lý do khiến chung cư khu vực phía Nam Hà Nội vẫn là ‘mỏ vàng’ của nhiều nhà đầu tư dù thị trường đã tăng giá 21 quý liên tiếp

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 11:21

Dự báo về xu hướng phát triển của bất động sản Nam Hà Nội, Savills Việt Nam từng cho biết từ 2024 trở đi, khu vực Thanh Trì, Thường Tín sẽ là một trong các điểm nóng của thị trường địa ốc với khả năng tăng trưởng cao.