Dữ liệu cũ
Thứ tư, 12/08/2015, 09:57 AM

Thanh thiếu niên trở nên hiếu chiến vì game bạo lực

(NTD) - Bạo lực trong game và những tác hại của nó luôn là một vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của loại hình giải trí phi giáo dục này lên tâm lý thanh thiếu niên nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp chế ngự. Phải chăng đã đến lúc các nhà chức trách cần mạnh tay hơn trong khâu kiểm duyệt?

game1
Grand Theft Auto nổi tiếng với những màn bắn giết kiểu xã hội đen.

Chỉ cần 5 phút đầu tiên trong phần mới nhất của tựa game “Doom” có nội dung về thế giới bị quái vật xâm lược, người chơi sẽ phải choáng trước những cảnh hành động điên cuồng, những pha bạo lực, chém giết dày đặc. Máu ở khắp mọi nơi, những cảnh cận chiến kiểu “xé xác” hay lấy máy cưa xẻ người nhan nhản trên màn ảnh. Nhân vật chính thậm chí còn nhẫn tâm giật đứt cả cánh tay của một xác người gần đó chỉ để lấy dấu vân tay hoàn thành nhiệm vụ. Những sản phẩm giải trí bạo lực như thế hoàn toàn không xa lạ ở Việt Nam.

Kể từ khi những game online đặt chân đến dải đất hình chữ S, chủ đề bạo lực trong game đã trở thành một vấn nạn nhức nhối. Tiêu biểu nhất phải kể đến series đình đám “Grand Theft Auto”. Thời điểm đó Việt Nam còn chưa có luật kiểm duyệt độ tuổi cho từng loại game, nên hình ảnh những cậu bé còn ở độ tuổi cấp 1, thậm chí… mẫu giáo hàng ngày ra tiệm net với vài ngàn lẻ xin được của bố mẹ để đắm chìm trong thế giới tội ác của gã gangster Tommy Vercetti là không hề hiếm. Từ việc lái xe đâm người bạt mạng, tới việc cầm vũ khí hạ sát thường dân vô tội, không khó để tưởng tượng ra ảnh hưởng tiêu cực của những hình ảnh vô nhân tính này lên nhân cách đang thành hình của các em. Khi internet trở nên quen thuộc với mọi nhà, và các game bạo lực bắt đầu cho ra đời các phiên bản online thì tình hình gần như rơi vào thế “không thể kiểm soát”.

game2
Một cảnh chiến đấu đẫm máu trong Mortal Kombat.

Rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những tác động xấu của game bạo lực lên tâm lý và hành vi của người chơi ở độ tuổi thanh thiếu niên - chiếm phần lớn lượng người chơi game trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Một nghiên cứu báo cáo tại Hội thảo Khoa học hàng năm của Hội hình ảnh học Bắc Mỹ vào năm 2011 cho thấy việc chơi game bạo lực có thể dẫn đến tổn hại chức năng hoạt động của não bộ. Theo đó, thanh thiếu niên chơi game bạo lực trong 30 phút liên tục cũng đủ khiến các vùng chức năng của não bộ, bao gồm các vùng tập trung chú ý, vùng ức chế và vùng quyết định rơi vào trạng thái rối loạn nhẹ, thậm chí tê liệt. Trong khi đó, số giờ bình quân mà một con nghiện game chơi trong một ngày là đến 10 tiếng đồng hồ.

Tại Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã công bố một nghiên cứu về ảnh hưởng của game bạo lực lên người chơi vào năm 2013. Theo đó, trong số các game được giới trẻ tải về nhiều nhất hiện nay, có đến 77% là có chứa các cảnh bạo lực, đâm chém, hủy diệt thành phố, các cảnh quằn quại, đau đớn của con người và cảnh thỏa mãn, khoái trá của kẻ gây tội ác.

game
Một cảnh rùng rợn trong “Doom”.

Kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm và phi thực nghiệm tâm lý của những người nghiện game đều cho thấy những thanh thiếu niên có tiếp xúc với game bạo lực đều gia tăng suy nghĩ và hành vi gây hấn. Hậu quả là các bạn trẻ dễ dàng đem cảm giác được làm bá chủ trên game ra ngoài đời, sẵn sàng động thủ vì những chuyện nhỏ nhặt nhất. Vấn nạn bạo lực học đường mà điển hình là những clip học sinh đánh nhau gây xôn xao dư luận vừa qua đều có ít nhiều liên quan đến việc bắt chước các hình tượng nhân vật bạo lực trong game.

Một yếu tố không kém phần quan trọng dẫn đến việc phạm tội vì game là hiện nay nhiều game online yêu cầu người chơi phải dùng tiền thật để mua vũ khí, xe cộ, xây dựng nhà cửa cho nhân vật. Số tiền có khi lên tới hàng triệu đồng, dẫn đến những hành vi trộm cướp, thậm chí giết người chỉ để có đủ tiền chơi game. Những vụ án đau lòng như sinh viên đi cướp giật ở Hà Nội, hay cháu giết bà nội ở Bình Định, con giết mẹ ở Lâm Đồng để cướp tiền đi chơi game là những ví dụ rõ ràng nhất cho sự băng hoại đạo đức vì những thú chơi ảo.

Theo số liệu của ĐHQGHN, 47,3% lượng người chơi game bạo lực là dưới 18 tuổi. Điều này thể hiện công tác quản lý game vẫn còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến hiện tượng “con nít cao 1m3 vẫn hí hoáy ngồi bắn Crossfire”. Thiết nghĩ đã đến lúc xã hội cần chung tay để bảo vệ thế hệ trẻ trước tác hại của những sản phẩm giải trí độc hại. Nên chăng, cần chấm dứt việc gieo vào đầu lớp trẻ những trò chơi đầy dã man như vậy.

 Vương Giang

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.