Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 13/04/2018, 14:00 PM

Tập đoàn Hòa Phát bị “tố” gây ô nhiễm ở Hải Dương

(NTD) - Không lâu sau khi các lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát tự tin tuyên bố có đủ năng lực cạnh tranh và kinh nghiệm tránh gây ô nhiễm môi trường như Formosa, thì người dân ở Kinh Môn (Hải Dương) “kêu cứu” vì bị Hòa Phát “đầu độc” môi trường.

Nói một đằng

Năm 2016, sự cố Formosa gây ô nhiễm môi trường biển khiến dư luận rúng động. Nhắc tới Formosa hay nhắc tới các dự án công nghiệp nặng, trong đó có thép là dư luận lại nghĩ tới ô nhiễm môi trường. Vì vậy, sau này, khi dự án Hoa Sen Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen được công bố rộng rãi, nỗi sợ mang tên môi trường được nhắc tới. Và khi Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tập trung cho dự án Dung Quất, môi trường trở thành mối quan tâm không chỉ của người dân mà còn của chính bản thân cổ đông Hòa Phát.

Trong đại hội đồng cổ đông diễn ra cuối tháng 3/2018, một cổ đông đã chất vấn lãnh đạo Hòa Phát về vấn đề môi trường. Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hòa Phát, khẳng định công nghệ sản xuất ở thép Dung Quất khác biệt cơ bản so với Formosa, nhất là về công nghệ than cốc. Trong khi Formosa sử dụng phương pháp thu hồi hóa chất thì Hòa Phát thu hồi nhiệt.

“Formosa là tập đoàn lớn, vốn hóa hơn 60 tỷ USD nhưng họ không phải là tập đoàn về thép, họ là tập đoàn về hóa chất. Hòa Phát tuy nhỏ nhưng chúng tôi có kinh nghiệm 10 năm làm thép tại Hải Dương” - ông Long nhấn mạnh về việc kinh nghiệm ở Hải Dương sẽ giúp Hòa Phát triển khai kế hTập đoàn Hòa Phát bị “tố” gây ô nhiễm ở Hải Dươngoạch tốt hơn ở Dung Quất.

Bảo vệ môi trường tốt hơn Formosa, quản trị tốt hơn Formosa nên các lãnh đạo Hòa Phát tin rằng tập đoàn sẽ vượt qua Formosa.

IMG_5025
Những bức ảnh cột khói nhà máy đang “nhả” khói đen dày đặc được chia sẻ rộng rãi trên internet.

Làm một nẻo?

Tự tin bảo vệ môi trường tốt hơn Formosa, có sức cạnh tranh lớn hơn Formosa nhưng mới đây, Hòa Phát đã đi vào ngay vết xe đổ của Formosa. Trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4/2018, dư luận xôn xao với thông tin nhà máy thép Hòa Phát gây ô nhiễm môi trường ở Hải Dương khi những bức ảnh cột nhà máy đang “nhả” khói đen dày đặc được chia sẻ rộng rãi trên internet.

Nhà máy đó được cho là nằm trong Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát thuộc Tập đoàn Hòa Phát. Điều đáng nói, nhà máy nằm ngay sát khu dân cư nên ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân.

Người dân ở xã Duy Tân, Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn cho biết nhà máy Hòa Phát xả thải khiến người dân khó thở. Mùi khí thải bay vào trong nhà khiến họ không ngủ nổi. Dù đóng chặt các cửa, họ cũng chẳng mấy khi có được giấc ngủ ngon. Chưa kể, mùi khí thải không phải thứ độc hại duy nhất nhà máy thải ra. Ngoài khí thải, còn có mạt sắt. Thứ kim loại nặng này bám cả vào đồ ăn, thức uống hàng ngày của người dân.

Nước thải từ nhà máy thì đổ thẳng ra sông Kinh Thầy khiến nguồn nước tưới tiêu phục vụ sinh hoạt của người dân nơi đây ô nhiễm nghiêm trọng. Hoa màu, cây trồng không thể phát triển được. Kinh tế của người dân vì thế cũng bị tác động tiêu cực.

Nhưng điều đáng sợ nhất chính là nguy cơ xuất hiện làng ung thư ở Hải Dương. Dù chưa có thống kê khoa học nào được thực hiện nhưng người dân huyện Kinh Môn khẳng định số lượng người đã và đang mắc bệnh ung thư ở khu vực gần nhà máy thép đang có xu hướng gia tăng.

Người dân đã kiến nghị rất nhiều lần nhưng cho tới nay, nhà máy thép vẫn được đánh giá là an toàn. Trả lời báo chí, ông Lê Văn Bí, Phó Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương cho biết trong năm 2017, UBND huyện đã lập một danh sách về hàng loạt các cơ sở ‘có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường’, trong đó có nhà máy thép Hòa Phát.

Ngay sau đó, lãnh đạo huyện Kinh Môn đã có đề xuất gửi UBND tỉnh Hải Dương đề nghị thành lập đoàn quan trắc để tiến hành kiểm tra nhà máy thép Hòa Phát. Đoàn quan trắc này hoạt động độc lập theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Hải Dương. Lạ lùng thay kết quả cho thấy, các chỉ số về môi trường và ô nhiễm tại nhà máy thép Hòa Phát hoàn toàn không vượt ngưỡng được cho phép.

Hòa Phát cũng phủ nhận gây ô nhiễm môi trường. Trả lời phóng viên, phía Hòa Phát thừa nhận hình ảnh nhà máy “nhả” cột khói được chia sẻ trên internet là có thật. Nhưng đó là do nhà máy dừng lò cao số 2 để bảo dưỡng và nâng cấp. Tập đoàn đã có văn bản gửi cho địa phương.

0
Bên trong nhà máy Thép Hòa Phát.

Có nên đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng?

Formosa - một công ty từng khiến dư luận rúng động vì gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã có tên trong danh sách “tăng đột biến”, “có đóng góp tích cực” cho tăng trưởng đã khiến dư luận đặt lại câu hỏi có nên đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng?

Trả lời phóng viên, TS. Lê Đăng Doanh, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, gay gắt: “Đừng bao giờ đặt vấn đề có nên đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng. Làm sao có thể tăng tưởng được nếu ô nhiễm môi trường diễn ra liên miên".

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), ô nhiễm môi trường đã khiến tăng trưởng của Việt Nam -2,6%/năm. Ở Trung Quốc, ô nhiễm môi trường khiến tăng trưởng của nước này -6%/năm.

Ông Doanh bình luận tăng trưởng buộc phải dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường. Tất cả các nhà máy gây ô nhiễm phải được kiểm tra khói bụi, nước thải. Mức độ ô nhiễm cao quá thì phải ngừng hoạt động.

Tùng Lâm

_NTD_So 424_In_Page_33
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.