Thứ sáu, 07/12/2018, 08:09 AM

Quảng Nam: Rác bủa vây đảo Tam Hải do chưa thống nhất việc xử lý

(NTD) - Xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành) được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp hoang sơ, bình yên. UBND tỉnh Quảng Nam cũng đang ưu tiên phát triển du lịch để kích cầu kinh tế tại địa phương.

Tuy nhiên, do địa hình trắc trở, xã đảo đang phải đối mặt với vấn nạn rác thải và tốc độ ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng. Thực tế, rác ứ đọng không chỉ do nguồn rác thải tại xã, mà còn do lưu lượng rác theo dòng sông Trường Giang đổ về, gây mất cảnh quan môi trường du lịch, cũng như đời sống người dân.

Trung bình mỗi ngày, lượng rác tại xã thải ra khoảng 6 tấn. Nhất là khu vực chợ, do không có địa điểm tập kết rác nên các tiểu thương cứ “mặc nhiên” xả rác ra bến sông, gây hôi thối nghiêm trọng cho hàng chục hộ dân sống ven khu vực này. Dọc các khu bãi đất trống có hàng chục khối rác lộ thiên do các hộ gia đình gần đấy mang ra vức bỏ và sau đó họ chỉ xử lý bằng cách…“đốt”. Chạy dọc các tuyến bờ biển, bờ sông, rác “la liệt” ven bờ, trôi lềnh bềnh trên mặt nước. Người dân và khách du lịch chỉ biết “lắc đầu” ngán ngẩm.

hinh 1(1)
Xã đảo Tam Hải có bờ biển thơ mộng trải dài, làm mê lòng du khách nhưng hiện đang gặp vấn nạn rác thải (ảnh: H.Tân)

Trên nhiều tuyến đường liên thôn tại xã Tam Hải vẫn thấy nhiều hộ vứt rác khá bừa bãi. Nhiều bãi rác lộ thiên dọc đường đang để biển cấm đổ rác được treo lên, nhưng tình trạng ùn ứ rác tại đây vẫn diễn ra mỗi ngày.

Hiện tại, nguồn kinh phí hơn 4 tỷ đồng xây dựng lò đốt rác thải đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đại diện UB huyện, xã, chính quyền địa phương, Công ty CP Môi trường Quảng Nam (đơn vị thực hiện dự án) cùng đứng ra tổ chức 5 lần họp dân, lấy ý kiến đồng thuận địa điểm xây dựng lò đốt tại Thôn Bình Trung nhưng cả 5 lần đều bất thành. Thậm chí có những lần xảy ra xô xát khi Công ty đưa xe về thực hiện việc giải phóng mặt bằng.

Ông Trần Ngọc Hữu, Chủ tịch xã đảo Tam Hải cho biết, địa điểm đầu tiên được chọn là thôn Bình Trung. Nhưng các hộ dân không đồng tình vì cho rằng khoảng cách mà Bộ Y tế qui định phải cách nhà dân 500m2. Trong khi lò được đặt cách hộ dân gần nhất chỉ khoảng 200m2. Sau đó vị trí được khảo sát tiếp tại thôn Thuận An, nhưng tại đây cũng “vướng” 4 hộ dân phản đối, vì do quá gần nhà ở của họ. Cũng theo ông Hữu, “Hầu hết người dân đều đồng tình, tuy nhiên không thống nhất vị trí đặt lò đốt rác. Do địa hình là xã đảo, bốn bề sông nước, mật độ dân cư đông, nên mặc dù đã nhiều lần khảo sát nhưng rất khó khăn trong việc chọn địa điểm xây dựng với vị trí đặt lò có khoảng cách xa khu dân cư 500m như qui định”.

Theo khảo sát thực tế tại vị trí đất được chọn xây dựng lò đốt rác là khu đất trồng rừng, có diện tích qui hoạch là 5.000m2. Cách khu dân cư gần nhất về phía Đông Nam khoảng 145m; Về phía nam gần nhất khoảng 180m. Cách đó vài trăm mét có khu nghĩa địa và gần 200 hồ nuôi tôm.

hinh 2
 
hinh 3
Tại một số khu vực bãi biển rác nằm la liệt khiến du khách ngán ngẩm (ảnh: H.Tân)

Theo bà Nguyễn Thị Sĩ (người dân thôn Bình Trung) bày tỏ, “công trình lò đốt rác thải quá gần khu dân cư. Thêm nữa là nhiều hồ tôm đang nuôi gần đó sợ sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, tôm sẽ chết. Bà Huỳnh Thị Mai cũng cho hay, “nếu đặt khu xử lý rác thải ở đây mà không xử lý tốt thì sẽ có thể gây mùi hôi thối, côn trùng sinh sản, gây mất vệ sinh. Đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và hơn ai hết những hộ dân gần nhất như chúng tôi là người đầu tiên trực tiếp gánh chịu hậu quả này…”. Đại diện 4 hộ dân ở thôn Thuận An, ông Phạm Văn Châu cũng kiên quyết không cho xây dựng vì cho rằng quá gần với khu vực 4 hộ dân đang ở và nhiều hồ tôm đang nuôi.

Ông Hồ Quốc Thanh, trưởng thôn Bình Trung cho biết, “cả thôn có 310 hộ dân. Trong đó có khoảng 30 hộ sống gần vị trí lò nhất nên rất lo ngại về việc hôi thối nếu rác chuyển đến không xử lý liền. Người dân cũng sợ rác không chỉ tập kết tại địa phương mà từ nhiều xã khác như Tam Quang, Tam Giang chuyển về sẽ ùn ứ. Bên cạnh đó, lo lắng về nguồn nước sẽ bị ô nhiễm vì hầu hết dân xã đảo dùng nước giếng. Các hộ nuôi tôm cũng sợ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nuôi, gây bệnh khiến tôm chết. Bởi ngoài đi biển, thì nuôi tôm cũng là nghề chính của địa phương…”

Chia sẻ những lo lắng của người dân, ông Chung Thành Đông, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam cam kết về cách vận hành của lò đốt rác, “Rác đưa về được đưa vào lò đốt ngay, khói đốt sẽ đưa qua hệ thống làm mát, sau đó qua hệ thống hấp thụ mùi khét và được rửa bằng hơi nước để lắng bụi trước khi thải ra môi trường”. Ông Đông cũng chia sẻ rằng với điều kiện giao thông cách trở, nên việc vận chuyển rác thải từ xã đảo vào đất liền xử lý rất khó khăn, nên lượng rác thải tồn đọng ngày một nhiều, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó, xây dựng lò đốt rác thải tại đây là biện pháp tối ưu.

hinh 4
 
hinh 5
Rác ứ đọng tại khu vực chợ gây hôi thối cho nhiều hộ dân quanh khu vực (ảnh: H.Tân)

Cũng theo ông Đông, đây là lò đốt áp dụng công nghệ tiên tiến, được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng kiểu dáng công nghiệp, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Qui trình xử lý rác được thực hiện khép kín. Mỗi giờ lò đốt được 500kg rác. Dự kiến tại xã đảo trong một ngày thải khoảng 6 tấn, xử lý ngay trong 12 giờ. Lượng tro xỉ thu được chỉ còn 0,5% so với lượng rác đưa vào đốt, dùng để ươm cây. Nguyên tắc lò vận hành 24/24 giờ nên sẽ không bao giờ xảy ra tình trạng ùn ứ rác thải. Ngoài ra, khoảng cách từ ống khói lò đốt đến khu dân cư là 260m là rất đảm bảo, bởi theo kết quả nghiên cứu thì khoảng khách an toàn được xác định chỉ 80m. Rác không bị ùn ứ qua ngày sau, rác tập kết về sẽ được đặt trên nền xi măng, tuyệt đối nguồn nước sẽ không bị ô nhiễm. Lò đốt bắt buộc phải có tường rào che kín nên sẽ không ảnh gì đến đời sống những hộ dân gần nhất.

“Sau khi thông nhất xây dựng lò đốt, 6 tháng đầu tiên chúng tôi sẽ cho vận hành và chạy thử, chỉ tập kết rác tại Thôn Bình Trung. Nếu người dân cảm thấy hài lòng thì lò đốt rác mới tiếp tục cho tập kết rác toàn xã. Và đây là dự án chỉ dành riêng cho xã đảo, nên sẽ không tập kết rác các địa phương khác như người dân đang lo lắng”, ông Đông cho hay.

Việc xây dụng lò đốt rác tại xã đảo là rất cần thiết. Nhưng xây dựng như thế nào thì cần sự đồng thuận của cả người dân lẫn chính quyền. Hiện vấn đề này vẫn chưa được thống nhất.

Hoàng Tân

 

Bình luận

Nổi bật

Bắc Ninh sẽ hình thành các khu đô thị Đại học

Bắc Ninh sẽ hình thành các khu đô thị Đại học

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 07:06

(CL&CS)- Trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Ninh sẽ hình thành các khu đô thị đại học nhằm thu hút cơ sở giáo dục Đại học từ Hà Nội chuyển về hoặc xây dựng phân hiệu.

Dịch vụ chăm sóc cao cấp cho người cao tuổi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Dịch vụ chăm sóc cao cấp cho người cao tuổi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 07:05

(CL&CS) - Xu hướng già hóa dân số nhanh và thiếu hụt các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam đang mở ra cơ hội phát triển dịch vụ cho lĩnh vực này, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp. Mô hình lưu trú ban ngày hoặc căn hộ dưỡng lão dài ngày tích hợp các tiện ích y tế, giải trí, thể thao ngay trong các khu dân cư hiện đại hứa hẹn sẽ có nhiều tiềm năng khai phá.

Láng giềng Việt Nam sở hữu tàu khoan biển sâu nhất thế giới nặng đến 33.000 tấn, có thể xuyên sâu tới 11.000m dưới mực nước biển

Láng giềng Việt Nam sở hữu tàu khoan biển sâu nhất thế giới nặng đến 33.000 tấn, có thể xuyên sâu tới 11.000m dưới mực nước biển

sự kiện🞄Thứ ba, 26/03/2024, 23:05

Con tàu này còn được ví như "quái vật thăm dò kho báu”, có tầm hoạt động lên tới gần 28.000km hay 120 ngày hoạt động liên tục trên biển mà không cần tiếp tế.