Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 09/04/2016, 11:42 AM

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và quan điểm về phát triển doanh nghiệp dân tộc

(NTD) - “Cần có chính sách làm cho doanh nghiệp dân tộc mạnh lên, trước hết phải tạo môi trường kinh doanh chung thuận lợi mà ai cũng được hưởng; phải hành xử với nhau theo nguyên tắc của kinh tế thị trường”, đó là một số tư tưởng chỉ đạo về kinh tế của GS.TS. Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, người vừa được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Một quốc gia muốn mạnh thì quốc gia đó phải có những doanh nghiệp mạnh. Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc… có những tập đoàn toàn cầu cực mạnh mang lại cho mỗi quốc gia đó những khoản đóng góp khổng lồ để phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là câu chuyện mà những chính khách lãnh đạo luôn đặt lên hàng đầu trong điều hành quản lý kinh tế của mình.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương, GS.TS. Vương Đình Huệ đã từng trăn trở khi nhà báo phỏng vấn. Ông nói: “Chúng ta phải thúc đẩy tinh thần quốc gia khởi nghiệp và có những chính sách rất cụ thể để thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia, gắn với việc triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Luật Ðầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi”.

GS.TS. Vương Đình Huệ
GS.TS. Vương Đình Huệ. Ảnh: Lê Châu

Trong những năm qua, tình trạng các tập đoàn kinh tế của Việt Nam hoạt động yếu kém, gây thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, một số lãnh đạo chủ chốt của các tập đoàn rơi vào vòng lao lý đang khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Bên cạnh đó hiện tượng GI-LA-NA, doanh nghiệp gặp cái gì là làm cái nấy, phát triển theo kiểu đa ngành, đa nghề mà không đi vào giá trị cốt lõi đã khiến hàng ngàn doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn. Rõ ràng hơn bao giờ hết, câu chuyện doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp rất đáng được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm.

Trong một lần trao đổi với nhà báo, GS.TS. Vương Đình Huệ cho rằng, chúng ta cần có chính sách làm cho doanh nghiệp dân tộc mạnh lên, trước hết phải tạo môi trường kinh doanh chung thuận lợi mà ai cũng được hưởng; phải hành xử với nhau theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, lấy hiệu quả và chất lượng là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.

Để thúc đẩy khu vực doanh nghiệp trong nước và cả khu vực FDI thì việc quan trọng đầu tiên là chúng ta phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

“Phải rút ngắn khoảng cách quy định trên văn bản và thực thi; phải áp đặt kỷ luật thị trường cho tất cả doanh nghiệp”, GS.TS Vương Đình Huệ nói.

Theo GS.TS. Vương Đình Huệ, nền kinh tế thị trường hiện đại là phải có thị trường cả về trình độ, cả về quy mô, cả về cơ cấu và cả về thể chế. Thể chế này phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Theo GS.TS. Vương Đình Huệ, chúng ta muốn xử lý nợ xấu cho thực chất thì phải có thị trường mua bán nợ. Muốn có thị trường mua bán nợ thì phải phát triển các định chế tài chính.

Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đang giữ vai trò chủ đạo, vì vậy đất nước muốn phát triển thì trước hết các DNNN phải hoạt động có hiệu quả, đủ sức cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài.

Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS. Vương Đình Huệ cho biết Ban Kinh tế Trung ương trong năm 2015 đã hoàn thành Đề án “Tiếp tục đổi mới và cải cách khu vực DNNN”. Một trong những nội dung quan trọng là giải quyết vấn đề đại diện chủ sở hữu đối với DNNN theo hướng hạn chế, đi đến xóa bỏ vai trò đại diện chủ sở hữu DNNN của các bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tiến tới thành lập một cơ quan chuyên trách để làm nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu của DNNN.

“Vấn đề thứ hai là phải áp đặt kỷ luật thị trường đối với DNNN, nâng cao năng lực quản trị của DNNN, tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả quá trình cổ phần hóa và thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo nguyên tắc thị trường. Đấy là hai hướng mà chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, GS.TS. Vương Đình Huệ chia sẻ.

Đăng Bình

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.