Ổn định lãi suất vẫn còn là một thách thức

(NTD) - Đa số ý kiến gần đây cho rằng mặt bằng lãi suất năm 2017 sẽ chịu nhiều áp lực và kỳ vọng ổn định được lãi suất đang là một trong những thách thức của ngành ngân hàng.

Kỳ vọng giảm lãi suất

Năm 2017 được coi là năm vất vả đối với hệ thống ngân hàng. Bởi vậy, ngay từ đầu năm, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành liên tiếp 3 chỉ thị với các yêu cầu cụ thể về những nhiệm vụ quan trọng cho cả hệ thống. Trong đó mục tiêu ổn định lãi suất được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Toàn hệ thống ngân hàng đã đặt mục tiêu trong năm 2017 là sẽ hạ mặt bằng lãi suất cho vay từ 0,5-1%. Mức hạ không nhiều nhưng cũng không phải là dễ với các ngân hàng trong bối cảnh hiện nay.

Để làm được điều này, ngoài việc cắt giảm thêm chi phí, các ngân hàng cần phải đẩy nhanh hàng loạt các nhiệm vụ quan trọng khác như tái cơ cấu và xử lý nợ xấu… bởi chỉ có vậy, việc giảm lãi suất trong thời gian tới mới bền vững và tránh được các rủi ro cho toàn hệ thống.

Một trong những nhiệm vụ được coi là trọng tâm và cấp bách trong năm 2017 của ngành ngân hàng, đó chính là sớm trình Quốc hội thông qua một cơ chế xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm bằng 1 luật riêng. Đây sẽ là cơ hội tích cực trong việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, qua đó hỗ trợ các ngân hàng xem xét hạ lãi suất.

Việc ổn định lãi suất trong năm cũng đang được một số yếu tố hỗ trợ, như nhìn lại quá khứ, những thời điểm lãi suất chịu áp lực nhiều nhất là khi thanh khoản của các ngân hàng căng thẳng, tăng trưởng tín dụng mạnh trong khi nguồn vốn huy động theo không kịp.

Năm 2017, thanh khoản của các ngân hàng có thể tiếp tục dư thừa, bảo đảm cung cầu vốn cân bằng hoặc thậm chí cung vốn vẫn có thể vượt trội hơn.

Cụ thể, NHNN cũng đã hạn chế nguồn vốn đổ vào các lĩnh vực ngốn vốn như các dự án BOT, BT hay các dự án bất động sản, khiến nguồn vốn tại các ngân hàng trở nên dư thừa mà đã dẫn đến động thái điều chỉnh mạnh lãi suất huy động vào cuối tháng 9/2016 của 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước và sau đó là các NHTM cổ phần.

Cùng với đó, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo Thông tư 06 cũng chính thức giảm từ 60% về còn 50% kể từ 1/1/2017. Việc giảm tỷ lệ có thể khiến lượng vốn huy động ngắn hạn nhàn rỗi của các ngân hàng tăng lên nếu không cho vay ra được, vì vậy thanh khoản của các ngân hàng sẽ được duy trì ở mức dồi dào.

Ngoài ra, việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ cũng bị hạn chế ở tỷ lệ tối đa bằng 35% nguồn vốn ngắn hạn, do đó các ngân hàng cũng không thể mặc sức đẩy vốn vào thị trường trái phiếu để dẫn đến căng thẳng thanh khoản.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết thanh khoản hợp lý, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, nhằm phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối vốn, giữ ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh, để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn.

12
NHNN đặt mục tiêu ổn định lãi suất nhưng mục tiêu này đang gặp phải thách thức không nhỏ.

Vẫn còn là một thách thức

Tuy đang được một số yếu tố hỗ trợ nhưng việc giữ ổn định lãi suất trong năm 2017 đang được coi là một thách thức lớn. Cụ thể, vừa qua một số NHTM cổ phần đã có những bước tăng lãi suất huy động, không chỉ vậy mức lãi suất đang rất cao. Điều này đang tạo áp lực cho lãi suất cho vay. Vậy nên việc giữ ổn định để lãi suất cho vay không tăng đang là một bài toán khó đối với các ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, mặt bằng lãi suất sẽ khó giảm trong năm nay, nhất là sau khi NHNN ban hành Thông tư 39 bỏ trần lãi suất cho vay trung - dài hạn. Nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng, cần giữ trần lãi suất cho vay để ngăn chặn tình trạng cho vay lãi suất quá cao (lên tới vài chục phần trăm) như đã từng xảy ra trước đây.

Công ty Chứng khoán SSI cũng đưa ra nhận định, với lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát trong nước, sẽ rất khó để giảm lãi suất tiền gửi trong thời gian tới đây.

Theo ông Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), mục tiêu giảm lãi suất trong năm 2017 là một thách thức đối với ngành ngân hàng.

Dẫn chứng điều này, ông Anh cho rằng, trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế các quốc gia lớn trên thế giới đang có khá nhiều biến động. Độ co giãn của cầu nhập khẩu theo thu nhập đã giảm rõ rệt từ năm 2011 đến nay tại hầu hết các nền kinh tế APEC và trên toàn cầu, đặc biệt là tại các nước phát triển. Điều này cho thấy dấu hiệu xu hướng bảo hộ thương mại có phần gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Theo ông Anh, áp lực lạm phát trong năm 2017 rất cao vì chúng ta điều chỉnh giá điện, giá dịch vụ y tế và lương. 2 tháng đầu năm lạm phát đều trên 5%. Vì vậy muốn duy trì lạm phát dưới 4% phải có ít nhất 2 tháng dưới 3% nhưng hiện xu hướng giá đang gia tăng nên mục tiêu lạm phát dưới 4% là một thách thức lớn.

Trong bối cảnh rủi ro đến từ bên ngoài rất cao, chính sách tiền tệ đang thực hiện chính sách tuyến đầu trong việc chống đỡ lại bất ổn đến từ bên ngoài. Tất cả những điều này đặt ra yêu cầu là giảm lạm phát, ổn định tỷ giá nhưng đồng thời đặt mục tiêu giảm lãi suất.

 Vân Lam

 

_Bao NTD_So 316 _15
 

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 09:27

(CL&CS) - CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa triển khai định hướng và kế hoạch kinh doanh của năm 2024 với doanh thu tăng 12%, lợi nhuận sau thuế tăng 6% so với năm 2023.

LPBank tăng vốn điều lệ thêm 31%, đạt 33.576 tỷ đồng

LPBank tăng vốn điều lệ thêm 31%, đạt 33.576 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 08:52

(CL&CS) - Việc tăng vốn điều lệ giúp LPBank nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động, khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ, nhằm mục tiêu phát triển bền vững năm 2024 và các năm tiếp theo.

Đầu tư 'đón sóng' hạ tầng đang đẩy giá bất động sản lên cao

Đầu tư 'đón sóng' hạ tầng đang đẩy giá bất động sản lên cao

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 07:25

Đầu tư bất động sản “đón sóng” hạ tầng ngay từ khi mới chỉ có thông tin quy hoạch có nhiều điểm tích cực nhưng mặt trái của nó lại khiến giá đất bị đẩy lên cao trong khi sự phát triển trên thực tế lại chưa tương xứng.