Dữ liệu cũ
Thứ năm, 03/11/2016, 09:23 AM

Nước uống tăng lực có thể gây viêm gan?

(NTD) - Sau khi phát hiện tình trạng bệnh, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm máu, siêu âm và làm sinh thiết người đàn ông kia để đánh giá tổn thương gan. Sau khi loại trừ các nguyên nhân gây nhiễm trùng, các bác sĩ khẳng định, gan của bệnh nhân bị hư hại do việc sử dụng quá nhiều nước uống tăng lực.

 Theo BMJ Case Reports, một người đàn ông 50 tuổi đã bị mắc bệnh viêm gan cấp tính do sử dụng quá nhiều nước uống năng lượng.

1
Nước uống tăng lực có thực sự tốt? Ảnh minh họa

 CNN đưa tin ngày 2/11, người đàn ông không rõ danh tính này là một công nhân tại Anh. Ông phải nhập viện cấp cứu do ông không có cảm giác ăn ngon miệng, đau bụng, buồn nôn và ói mửa. Ban đầu, ông này cho biết, ông nghĩ đó chỉ là dấu hiệu của một loại bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, sau khi xét nghiệm nước tiểu và khám sức khỏe, các bác sĩ kết luận, nước tiểu đậm màu, da và mắt của bệnh nhân chuyển sang màu vàng đều là dấu hiệu của bệnh gan.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ trường Floria College of Medicine, trước khi ngã bệnh, bệnh nhân có sức khỏe rất tốt, hoàn toàn không sử dụng thuốc lá, rượu hay ma túy. Ông cũng không có sự thay đổi khác thường trong chế độ ăn cũng như không sử dụng bất kỳ loại thuốc gì. Ông từng xăm mình vào năm 20 tuổi nhưng không chưa bao giờ truyền máu cũng như không quan hệ tình dục không an toàn. Như vậy, ông không bị mắc bệnh viêm gan theo hai cách phổ biến trên. Các chuyên gia cũng khẳng định, người đàn ông này không có tiền sử gia đình về bệnh gan.

Tuy nhiên, sau khi điều tra sâu hơn vào chế độ ăn uống, các chuyên gia phát hiện người đàn ông này đã uống 4 hoặc 5 lon nước tăng lực mỗi ngày trong 3 tuần trước khi phải nhập viện. Hiện các nhà nghiên cứu không công bố tên loại nước uống tăng lực đó.

Nguy cơ của bệnh viêm gan

3
Tiêu thụ nước uống tăng lực quá mức có thể gây viêm gan. Ảnh minh họa

 Các bác sĩ đã tiến hành thí nghiệm và phát hiện bệnh nhân bị viêm gan C mãn tính, hoặc HCV, nhiễm trùng. Tuy nhiên, họ khẳng định, vi rút không phải là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan cho bệnh nhân. Máu của bệnh nhân chứa kháng thể viêm gan C, trong khi đó kháng thể này không xuất hiện cách đây 10 tuần trước. Ngay khi bệnh nhân có dấu hiệu bệnh trong 2 tuần, các kháng thể trong máu của ong chính là bằng chứng chứng minh ông bị viêm gan c mãn tính chứ không phải HCV cấp tính.

HCV là một loại vi rút gây viêm gan. Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC), trong khoảng 75% đến 85% trường hợp mắc viêm gan C, nhiễm trùng cấp tính có thể trở thành viêm gan C mãn tính. Ung thư gan và xơ gan hoặc các vết sẹo đều có thể dẫn đến viêm gan C mãn tính.

Trong hầu hết các trường hợp, vi rút lây lan qua máu hoặc chất dịch cơ thể hoặc truyền từ mẹ sang con. Theo CDC, quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh cũng có thể khiến nhiễm vi rút. HCV không lây lan qua thức ăn, nước hoặc tiếp xúc thông thường.

Bên cạnh một số bệnh nhân dương tính với HCV nhưng không có triệu chứng, những người khác sẽ xuất hiện sự mệt mỏi, vàng da và đau ở vùng bụng phía bên trái, vị trí của gan.

Sau khi phát hiện tình trạng bệnh, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm máu, siêu âm và làm sinh thiết người đàn ông kia để đánh giá tổn thương gan. Sau khi loại trừ các nguyên nhân gây nhiễm trùng, các bác sĩ khẳng định, gan của bệnh nhân bị hư hại do việc sử dụng quá nhiều nước uống tăng lực.

“Con số 0” trong nước uống tăng lực

2
Không nên lạm dụng nước uống tăng lực. Ảnh minh họa.

 Nhưng trước khi đổ lỗi cho nước tăng lực, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một số giả thuyết khác.

Người công nhân này đã xét nghiệm gan, nguyên nhân do thiếu máu cục bộ, do đó thiếu máu đến gan. Nhưng các cơ quan của ông lại không có dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy và chức năng thận bình thường. Xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân nhiễm vi rút viêm gan khác là âm tính.

Cuối cùng, kết quả sinh thiết cho thấy sự tổn thương gan của ông không cụ thể, nghĩa là nó bị gây ra từ các loại thuốc hoặc độc tố chứ không phải vi rút.

“Nước uống tăng lực hay đồ uống năng lượng không phải là nguồn gốc của bệnh viêm gan siêu vi”, Donnica Smalls, phát ngôn viên của trung tâm nghiên cứu viêm gan do vi rút của CDC xác nhận.

Mẫu máu của bệnh nhân thể hiện mức folate và vitamin B12 trong huyết thanh “vượt quá giới hạn cho phép”. Trong đó, folate hoặc axit folic, B12 đều là các thành phần phổ biến trong các loại nước uống tăng lực. Tiêu thụ quá mức các vitamin này khiến cơ thể tích tụ chúng trong gan và trở nên độc hại.

Theo báo cáo, các chuyên gia kết luận, gan của bệnh nhân bị tổn thương là do tiêu thụ quá nhiều đồ uống tăng lực. Sau khi nhập viện, dừng hẳn sử dụng các sản phẩm này, bệnh nhân đã hết triệu chứng trong vòng 3 ngày và đã được xuất hiện sau 6 ngày.

Muốn là người tiêu dùng thông thái, hãy biết cách sử dụng nước tăng lực

 Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Cảnh báo

Ái Lê

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.