Nhu cầu tiêu thụ hồi phục, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc chuẩn bị tăng sản lượng

Theo Reuters, các nhà máy lọc dầu lớn (của nhà nước và tư nhân) tại Trung Quốc đang xem xét tăng sản lượng trong các tháng cuối năm.

Nhà máy lọc dầu Trung Quốc tăng sản lượng

Tại Trung Quốc, ít nhất ba nhà máy lọc dầu của nhà nước và một nhà máy siêu lớn do tư nhân điều hành đang cân nhắc tăng công suất thêm 10% trong tháng 10 so với mức của tháng 9.

Theo Reuters, diễn biến này xuất hiện trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu nhiên liệu của đất nước tỷ dân trong quý IV/2022 có thể nhảy vọt.

Nhiều nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang kỳ vọng rằng trong các tháng còn lại của năm, Bắc Kinh sẽ cấp thêm hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ lên đến 15 triệu tấn để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu đang có phần chùng xuống của nước này.

Một động thái như vậy từ Bắc Kinh sẽ báo hiệu sự đảo chiều trong chính sách xuất khẩu dầu mỏ của Trung Quốc, qua đó giúp bổ sung thêm nguồn cung toàn cầu và kéo giá nhiên liệu đi xuống.

Thông tin từ Reuters, các nhà giao dịch cho biết, sau khi giá dầu thô Brent tụt xuống dưới 100 USD/thùng, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đã tận dụng cơ hội để tăng lượng dự trữ. Họ đặt các tàu chở dầu siêu lớn để vận chuyển dầu thô từ châu Mỹ và Trung Đông đến Trung Quốc.

Theo lời quản lý tại một cơ sở lọc dầu nhà nước, nhà máy của ông đang muốn nâng công suất thêm 10% từ mức của tháng 9 lên khoảng 240.000 thùng/ngày.

Người này cho biết: “Chúng tôi sẽ tăng cường chế biến dầu vào tháng tới để chuẩn bị cho khả năng xuất khẩu khởi sắc trở lại, dù thực tế chưa ai biết chính phủ sẽ cấp hạn ngạch đến đâu”.

Quản lý tại một nhà máy lọc dầu nhà nước khác cho biết họ cũng đang cân nhắc tăng sản lượng khoảng 8% trong tháng 10, nhưng lưu ý thêm rằng kế hoạch này được thúc đẩy bởi biên lợi nhuận trong nước ổn định hơn.

Cơ sở lọc dầu nhà nước thứ ba kỳ vọng sẽ khôi phục công suất khoảng 60.000 thùng/ngày trong tháng tới sau khi nhà máy trải qua giai đoạn bảo dưỡng, một trong các nguồn tin chia sẻ thêm với Reuters.

Nhà máy lọc dầu lớn nhất Trung Quốc là Zhejiang Petrochemical - có khả năng chế biến 800.000 thùng dầu thô/ngày, đang hướng đến mục tiêu tăng công suất trong những tháng tới, từ mức hiện tại khoảng 700.000 - 750.000 thùng/ngày.

Nhu cầu dầu thô của Trung Quốc tăng trở lại, khiến giá cước vận tải siêu tốc lên cao nhất kể từ năm 2020. Nguồn: Reuters

Một đại diện của Zhejiang Petrochemical xác nhận rằng công ty đang xem xét việc bổ sung công suất do nền kinh tế tỷ dân đang có dấu hiệu phục hồi. Song, người này từ chối chia sẻ thêm thông tin.

Tỷ lệ công suất lọc dầu trung bình tại các nhà máy thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc đã chạm mức 73,74% vào tuần trước - cao hơn 2,56% so với cuối tháng 8, theo dữ liệu từ công ty môi giới SHZQ Futures.

Công suất tại các nhà máy lọc dầu tư nhân ở Sơn Đông - nơi chiếm khoảng 20% tổng công suất của cả nước, cũng đi lên trong tuần trước sau khi sụt giảm trong 5 tuần kể từ giữa tháng 7.

Thị trường dầu mỏ khởi sắc

Nhu cầu dầu thô của Trung Quốc phục hồi đã kéo giá cước của các tàu chở dầu rất lớn (VLCC) đi từ Trung Đông và duyên hải vịnh Mexico của Mỹ đến nước này lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2020. Theo Refinitiv, giá cước đã chạm mốc 10 triệu USD.

Bà Emma Li - nhà phân tích tại nền tảng Vortexa Analytics, cho biết: “Tôi nghĩ giá cước vận chuyển đến Trung Quốc tăng là do thị trường kỳ vọng nhu cầu dầu thô của nước này sẽ hồi phục”.

“Đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ xuất khẩu lượng lớn nhiên liệu trong quý IV cũng thúc đẩy tâm lý lạc quan trên thị trường”, vị chuyên gia nói thêm.

Theo nhà phân tích Vitkor Katona của Kpler, lượng dầu thô từ Mỹ đến Trung Quốc trong tháng 10 dự kiến sẽ đạt mức cao nhất kể từ tháng 12/2020, tăng từ khoảng 300.000 thùng/ngày trong giai đoạn tháng 8 - 9 lên 450.000 thùng/ngày.

Dữ liệu của Kpler cho thấy, các lô dầu thô từ Trung Đông đến Trung Quốc cũng đang tăng lên. Lượng dầu đến trong tháng 9 đạt 4,7 triệu thùng/ngày, cao hơn 4% so với tháng 8 và 8% so với tháng 7.

Theo công ty phân tích dữ liệu Kayrros, tồn kho dầu thô trong nước của Trung Quốc đã giảm xuống còn 986 triệu thùng vào giữa tháng 9 - mất 6% so với mức đỉnh 1.049 triệu thùng vào cuối tháng 6.

Ấn Độ xem xét xuất khẩu một số lô gạo mắc kẹt tại cảng

Vân Anh

Bình luận

Nổi bật

Nỗi khổ của những người trùng họ tên: Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng phải ‘đăng đàn’ - 'Tôi vẫn golf, hoa và KPI đều đặn!'

Nỗi khổ của những người trùng họ tên: Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng phải ‘đăng đàn’ - 'Tôi vẫn golf, hoa và KPI đều đặn!'

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 11:00

Đây là lần thứ 2 Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng "đăng đàn" trên tài khoản facebook mang tên Nguyễn Duy Hưng về vụ trùng tên hy hữu này.

Đồng Tháp: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Đồng Tháp: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 10:35

(CL&CS)- Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị “Chương trình hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp (DN) tỉnh Đồng Tháp năm 2024”.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Công ty của đại gia Đinh Trường Chinh phải trả bà Trương Mỹ Lan 400 tỷ đồng

Vụ Vạn Thịnh Phát: Công ty của đại gia Đinh Trường Chinh phải trả bà Trương Mỹ Lan 400 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 09:56

Đại gia Đinh Trường Chinh vừa bị khởi tố trong loạt vụ án lớn.