Dữ liệu cũ
Thứ tư, 09/09/2020, 20:24 PM

Nhà băng nhận diện khách hàng bằng sinh trắc học khuôn mặt và vân tay

(CL&CS) - MSB vừa triển khai công nghệ nhận diện khách hàng bằng sinh trắc học khuôn mặt và vân tay tại 31 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc nhằm gia tăng tính an toàn trong giao dịch và nâng cao trải nghiệm thông qua việc rút gọn tối đa quy trình cho khách hàng.

MSB
MSB nhận diện khách hàng bằng sinh trắc học khuôn mặt và vân tay nhằm gia tăng tính an toàn trong giao dịch và nâng cao trải nghiệm thông qua việc rút gọn tối đa quy trình cho khách hàng.

Công nghệ sinh trắc học (biometric) là cách thức nhận diện và xác minh một cá nhân thông qua các đặc điểm sinh học đặc trưng như dấu vân tay, mẫu mống mắt, giọng nói, hình ảnh khuôn mặt…. Đây là những yếu tố mang tính “riêng biệt”, hạn chế tối đa khả năng làm giả/có tính bảo mật cao nhất hiện nay. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ này, giao dịch viên Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) sẽ tiến hành lấy thông tin sinh trắc học, bao gồm khuôn mặt và vân tay, sau đó tiến hành cập nhật và lưu trữ trên hệ thống.

Trước khi áp dụng công nghệ sinh trắc học tại các chi nhánh, MSB cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ này trong việc xác thực khi khách hàng đăng nhập và thực hiện các giao dịch trên ứng dụng ngân hàng di động - MSB mBank. Khách hàng chỉ mất vài giây để thao tác, bỏ qua công đoạn nhập mật khẩu cũng như không cần phải nhớ mật khẩu. Tính năng này không chỉ tiện lợi mà còn rất an toàn bởi chỉ có vân tay hoặc khuôn mặt của chính người dùng mới đăng nhập và giao dịch trên Mobile Banking của MSB.

Công nghệ này cho phép giảm thiểu các thủ tục liên quan tới định danh, giúp khách hàng giao dịch tiện lợi, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh liên quan đến giả mạo chữ ký, mất mát hồ sơ giấy tờ hay lợi dụng hoặc đánh cắp thông tin cá nhân.

Dựa trên nhận diện sinh trắc học, MSB cũng có thể phân loại khách hàng mới và khách hàng hiện hữu, từ đó có giải pháp tư vấn phù hợp. Bên cạnh đó, thông tin giao dịch của khách hàng tại MSB sẽ được đồng bộ hóa, giúp giao dịch viên có thể tiếp nhận, giải đáp, phản hồi thông tin theo yêu cầu một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác, đồng thời giới thiệu sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng cá nhân. Tính hiệu quả trong quy trình làm việc của đội ngũ giao dịch viên cũng tăng lên khi thời gian tác nghiệp giảm thiểu, thời gian tư vấn tới các khách hàng gia tăng.

Áp dụng nhận diện sinh trắc học là bước tiến tiếp theo trên hành trình nâng cao trải nghiệm người dùng. Đây cũng thể hiện cho sự chuyển mình trong công cuộc chuyển đổi số của MSB với mong muốn tiên phong tạo nên sự đột phá trong mô hình kinh doanh hiện đại, hiệu quả và chính xác cao. Dự kiến, sau thời gian triển khai thí điểm và đánh giá hiệu quả, MSB sẽ triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống.

 Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.