Thứ tư, 30/03/2022, 16:49 PM

Nghiêm minh với hành vi thao túng thị trường

(CL&CS)- Ngày hôm qua, 29/3, Ông Trịnh Văn Quyết bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Ông Quyết bị cáo buộc gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Nhiều hành vi thao túng thị trường chứng khoán bị trả giá 

Việc ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc "thao túng" và "che giấu thông tin chứng khoán" hiện vẫn đang được cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ. Việc khởi tố này chỉ mới là bước đầu, cơ quan chức năng sẽ có câu trả lời cuối cùng cho nhà đầu tư khi mọi chuyện được làm sáng tỏ. Điều duy nhất có thể thấy bây giờ là nỗi đau của nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu "họ FLC"-cổ phiếu có thể đã bị thao túng bởi bàn tay của chính những người mà cổ đông tin tưởng rót tiền đầu tư nhất! 

unnamed (1)

Nghiêm minh với hành vi thao túng thị trường

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đây không phải lần đầu tiên hành vi thao túng thị trường chứng khoán được đưa ra "làm ra ngô ra khoai". Hồi đầu năm 2019, câu chuyện ông Trần Hữu Tiệp (cựu Chủ tịch HĐQT công ty CP Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung- công ty MTM) và 14 đồng phạm phải hầu tòa đã là một bài học đắng cho những người gây nhiễu động thị trường chứng khoán.  

Rồi sang năm 2020, một vụ án khác cũng gây chấn động thị trường chứng khoán khác đã diễn ra. TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại công ty CP công nghiệp và khoáng sản Bình Thuận (KSA). HĐXX tuyên án phạt Phạm Thị Hinh (SN 1975, cựu Chủ tịch HĐQT công ty KSA, cựu Chủ tịch HĐQT công ty CP chứng khoán VSM) 18 tháng tù; Nguyễn Anh Tuấn (SN 1981), Trần Hồng Ngọc (SN 1981) và Nguyễn Trọng Hùng (SN 1979, đều ở Hà Nội) 15 tháng tù treo về cùng tội Thao túng thị trường chứng khoán.... 

Nỗi đau của nhà đầu tư và hệ lụy cho nền kinh tế vẫn còn 

Như trường hợp ông Trịnh Văn Quyết, dù cho ngay khi hành động bán chui 74,8 triệu cổ phiếu ngày 10/1 xảy ra thì sự việc đã được HoSE cùng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhanh chóng đưa ra giải pháp xử lý, nhưng tác động không có nghĩa là không có. Thời điểm đó, UBCKNN đã ra quyết định phong tỏa các tài khoản chứng khoán tại các công ty chứng khoán mang tên ông Trịnh Văn Quyết và  quyết định hủy giao dịch với 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà ông Quyết bán "chui". Tiếp đến, ông Quyết bị phạt 1,5 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch 5 tháng. Nhưng, cổ phiếu FLC đã rơi một mạch khiến những nhà đầu tư khác điêu đứng. Hay như mấy ngày này, nhà đầu tư chỉ mòn mỏi chờ mong có được cơ hội cắt lỗ mà trạng thái dư bán sàn hàng triệu cổ phiếu khiến họ không biết bắt buộc phải gồng lỗ đến bao giờ mới thoát! 

Không chỉ trên thị trường chứng khoán, mới gần đây, sự việc Tân Hoàng Minh trúng thầu lô đất có diện tích hơn 10 nghìn m2 với mức giá tương ứng là 2,4 tỷ đ/m2, cao gấp 8 lần giá khởi điểm nhưng chỉ sau đó đúng một tháng đã phải xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán cũng gây rúng động thị trường bất động sản.  

Phải nói thêm rằng, nếu như, mức giá nêu trên được thiết lập, thị trường bất động sản sẽ mở ra một trang "rất mới" ngoài tầm đoán định của rất nhiều người bởi mức giá trúng thầu này không chỉ là kỷ lục ở Việt Nam, mà không hề rẻ hơn so với cả các khu vực đắt đỏ nhất thế giới như Phố Đông - Thượng Hải, Mahatan- New York hay The Peak - Hong Kong... 

Câu chuyện "hiếm có, khó tìm" trong lịch sử thị trường bất động sản Việt Nam của Tân Hoàng Minh đã tạm khép lại khi "kèo" được chính bên tạo sóng xin hủy, chấp nhận mất cọc và công an điều tra cũng vào cuộc xác minh lại hàng loạt dự án khác của Tân Hoàng Minh. 

Trước những tác động đến thị trường sau vụ đấu giá của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA lúc đó đã lên tiếng trước truyền thông cho rằng kết quả trúng đấu giá với mức giá quá cao so với giá trị thực tại thời điểm hiện tại đang gây bất lợi cho sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bất động sản. Sự việc này có thể tác động tiêu cực lan tỏa đến tất cả phân khúc thị trường bất động sản theo hiệu ứng "bình thông nhau", gây trở ngại cho việc thực hiện mục tiêu kéo giảm giá nhà ở thương mại". 

Vẫn biết rằng, những người gây ra sự nhiễu động trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung rồi đây cũng sẽ được pháp luật trừng phạt thích đáng theo luật định nhưng không phải cuối cùng, mọi thứ đều được trả về với ban đầu. Pháp luật rất nghiêm minh và những gì đang xảy ra ở thời điểm hiện tại là bài học xương máu cho những ai đang lấy sự ổn định của nền kinh tế ra để trục lợi hay vì các mục đích cá nhân nào đó khác.

Hương Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

[Infographic] Cảnh báo bảo mật hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến

[Infographic] Cảnh báo bảo mật hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 10:20

(CL&CS) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện ngay các nội dung nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định của thị trường chứng khoán.

Xử phạt 90 triệu đồng đối với 2 cơ sở buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Xử phạt 90 triệu đồng đối với 2 cơ sở buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

sự kiện🞄Thứ hai, 25/03/2024, 08:19

(CL&CS)- UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đối với 02 cơ sở buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Cảnh báo hành vi giả danh cơ quan thuế để lừa đảo trong tháng quyết toán thuế

Cảnh báo hành vi giả danh cơ quan thuế để lừa đảo trong tháng quyết toán thuế

sự kiện🞄Chủ nhật, 24/03/2024, 20:08

(CL&CS) - Trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế, nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.