Dữ liệu cũ
Thứ hai, 10/04/2017, 17:35 PM

Mỹ: Chạy thử nghiệm tàu sân bay đắt đỏ nhất lịch sử

(NTD) – Sau nhiều năm trì hoãn, tàu sân bay thế hệ mới mang tên Gerald R.Ford cuối cùng cũng đã rẽ sóng ra khơi vào hôm thứ bảy (8/4). Việc Hải quân Mỹ có tiếp nhận nó hay không, tất cả sẽ phụ thuộc vào chuyến đi thử nghiệm này.

tausanbay_BMUA
Tàu sân bay USS Gerald R.Ford có giá 12,9 tỷ USD rẽ sóng ra khơi hôm 8/4 trên vùng biển ngoài khơi bang Virginia. Ảnh: U.S Navy

Tàu sân bay USS Gerald R.Ford hôm 8/4 mang theo hơn 1.000 thủy thủ cùng hàng trăm quan chức và công nhân đến từ các lò phản ứng hạt nhân hải quân, cơ quan chỉ huy các hệ thống biển của hải quân và hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding đã tiến ra biển cho một cuộc thử nghiệm dài ngày

Đây là công trình trị giá gần 13 tỷ USD, là tàu sân bay thế hệ mới (lớp Ford) đi tiên phong cho việc thay thế tàu sân bay lớp Nimitz trước đó. Tuy được kỳ vọng như thế, nhưng dự án này liên tục bị trì hoãn trong việc bàn giao do Hải quân Mỹ và các nhà thầu đã phát hiện ra nhiều trục trặc kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

USS Gerald R.Ford được lên kế hoạch và tiến hành đóng mới trong suốt hơn một thập kỷ. Bắt đầu với hợp đồng thầu đầu tiên được ký kết vào tháng 5/2004, được cắt thép vào tháng 8/2005 và lễ đặt kỵ được tổ chức vào tháng 11/2009. Tàu được hạ thủy vào tháng 10/2013 và sau đó được chính bà Susan Ford, con gái của Tổng thống Gerald R.Ford tham dự buổi lễ đặt tên vào ngày 9/11/2013.

Theo dự kiến, tàu sẽ được kết nạp vào hạm đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ vào năm 2014, tuy nhiên kế hoạch không thành do gặp một số vấn đề ở các lò phản ứng hạt nhân kiểu mới với tồn trữ điện năng cho công suất hơn hẳn lớp tàu Nimitz.

Vì lý do này mà ngày bàn giao tàu liên tục bị trì hoãn. Vào năm ngoái, sự chậm trễ trong việc bàn giao lại tiếp tục xảy ra khi các tuabin chính của tàu lại gặp những trục trặc ở vấn đề cơ học.

Trước đó, từ tháng 8/2015 hơn 900 thủy thủ đã lên tàu để bắt đầu quá trình đào tạo cho việc chạy thử nghiệm, theo dự kiến là vào đầu năm 2016. Từ đó, những thủy thủ này vẫn ở lại tàu cho đến nay.

Mới đây, quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Sean Stackley đã thông báo các cuộc thử nghiệm sẽ được tiến hành vào tháng 3 và việc bàn giao sẽ được tổ chức vào đầu tháng 4 và thực tế là việc này lại một lần nữa bị trì hoãn. Tuy vậy, các quan chức hải quân vẫn hy vọng sớm nhận được tàu vào cuối tháng tư này.

USS Gerald R.Ford là 1 trong 3 tàu sân bay lớp Ford hiện nay bên cạnh tàu USS John F.Kennedy và USS Enterprise dự kiến gia nhập Hải quân Mỹ vào các năm 2020 và 2025.

Với khoang tàu rộng hơn 20.000 m2, tàu USS Gerald R.Ford có thể chứa được 4.660 thủy thủ và 75 máy bay các loại. Tàu có chiều dài hơn 300m và có thể thực hiện đến 220 cuộc không kích mỗi ngày. Siêu tàu sân bay đắt đỏ nhất trong lịch sử này có thể di chuyển với vận tốc tối đa 56 km/h, lượng choáng nước khoảng 100.000 tấn và có khả năng “tàng hình” trước hầu hết các loại radar hiện nay.

Du Lang

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.