Lý do tăng giá điện không thuyết phục được người tiêu dùng

(NTD) – Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kiên trì điều hành giá theo thị trường - Nhìn từ giá xăng và giá điện” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 16/3 rất nhiều các ý kiến của chuyên gia kinh tế cho rằng giá điện tăng là vô lý.

Tại buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kiên trì điều hành giá theo thị trường - Nhìn từ giá xăng và giá điện” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 16/3, ông Ngô Trí Long cho rằng, kể từ năm 2007 tới nay, đây là lần thứ 8 mặt hàng này tăng giá và lần tăng này có biên độ lớn hơn khiến người tiêu dùng không hài lòng.

kt180643-2

Người tiêu dùng không hài lòng khi phải gánh các chi phí từ EVN

PGS.TS Ngô Trí Long khẳng định: Nguyên nhân việc chậm CPH các TCty phát điện (Genco) thuộc EVN là bởi quy mô vốn, tài sản của 3 doanh nghiệp này quá lớn, nên với CPH thì hiện không có nhà đầu tư chiến lược nào có khả năng hấp thụ được lượng vốn này. Thứ hai là hiệu quả đầu tư chưa cao, thứ 3 là cơ cấu đầu tư của các Genco chưa hấp dẫn các nhà đầu tư và tiếp đến là nguồn nhân lực để vận hành các Cty này. Chính những vấn đề đang hiện hữu của các DN nhà nước là những rào cản trở ngại việc CPH các DN thuộc EVN.

PGS.TS Ngô Trí long cũng cho biết, bên cạnh những khó khăn thì cũng có những thuận lợi là những lĩnh vực này nhà nước không nắm giữ 100% vốn, hay chủ trương của Nhà nước rất kiên quyết, kiên trì thực hiện cơ chế giá thi trường. Vì thế nếu đổ oan cho việc giá điện thấp làm chậm quá trình CPH là chưa thoả đáng.

Liên quan đến vấn đề giá điện vừa tăng 7,5% được xem là mức cao trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) khẳng định: “Giá điện tăng 7,5% được thực hiện theo Nghị định 69 của Chính phủ do các thông số đầu vào của giá điện biến động tăng. Kể từ lần tăng gần nhất (1.8.2013), các thông số đầu vào của giá điện theo tính toán đã tăng tới 12,8%, vì vậy mức tăng 7,5% là đã tính đến giảm tác động của giá điện đến nền kinh tế, có tính toán đến việc hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách dễ bị tổn thương do giá điện tăng.

Không đồng tình với cách giải thích này, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, giải thích của EVN hay của Bộ Công Thương vẫn không thuyết phục được người tiêu dùng (NTD). “Không phải NTD không chia sẻ với ngành điện, mà chính sự thiếu minh bạch trong giá điện khiến EVN không tạo được sự đồng thuận của NTD”.

Lý giải cho điều này, ông Long cho rằng, cuộc toạ đàm lẽ ra phải có sự có mặt của đại diện EVN hay Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) để trả lời những băn khoăn của người dân. “Muốn tính toán chính xác giá thành điện của EVN cần phải có một cuộc “đại phẫu thuật" về giá điện. Cần có những chuyên gia tư vấn độc lập về giá điện chứ không phải chỉ dựa trên tính toán của EVN. Người dân chưa thể đồng thuận về giá điện khi còn nghe những thông tin về việc ngành này làm ăn kém hiệu quả, năng suất thấp...

Bên cạnh đó, cơ quan thẩm định là Bộ Công Thương thì không đứng về phía người dân, đưa ra thông điêp “tăng giá điện, mọi người đều hưởng lợi” là sự phi lý, hay “nếu không tăng giá, EVN sẽ phá sản” thì đâu có tính đến quyền lợi người tiêu dùng?”.

Tin tức mới nhất về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

PV

Bình luận

Nổi bật

Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị Cơ quan điều tra vào cuộc, truy hồi dòng tiền liên quan 3 người đã chết

Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị Cơ quan điều tra vào cuộc, truy hồi dòng tiền liên quan 3 người đã chết

sự kiện🞄Thứ năm, 18/04/2024, 00:21

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, có 3 người đã chết, đều là các "sếp" tại SCB và VTP, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 17/4: HPG, ACB... bị xả lượng lớn

Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 17/4: HPG, ACB... bị xả lượng lớn

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 17:02

Khối tự doanh công ty chứng khoán có động thái "lạ" sau 2 phiên mua ròng lượng lớn trước đó.

Tỉnh biên giới Lạng Sơn hướng tới năm 2030 sẽ có 17 đô thị các loại

Tỉnh biên giới Lạng Sơn hướng tới năm 2030 sẽ có 17 đô thị các loại

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:51

Theo quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn 2050, đến năm 2030, toàn tỉnh có 17 đô thị gồm: 1 đô thị loại II (thành phố Lạng Sơn mở rộng); 3 đô thị loại IV; 13 đô thị loại V.