Lợi nhuận ngành gạo phân hóa mạnh trong quý 2

(CL&CS) - Bước sang quý 2/2022, giá phân bón, chi phí vận chuyển, logistics tăng cao khiến cho kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp gạo hụt hơi. Ngược lại, vẫn có những đơn vị giữ được phong độ tăng trưởng khá tốt.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều nhận định rằng, nhu cầu thị trường trong 6 tháng cuối năm vẫn tốt.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều nhận định rằng, nhu cầu thị trường trong 6 tháng cuối năm vẫn tốt.

Lợi nhuận doanh nghiệp gạo phân hóa

Nhiều doanh nghiệp ngành gạo lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý 2 ghi nhận sự phân hoá khi một số doanh nghiệp tiếp tục bão lãi còn số khác lại khá hụt hơi.

Trong đó, Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) bất ngờ lỗ ròng 46 tỷ đồng trong quý 2. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 với doanh thu tăng 30%, lên 3.547 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh hơn 34% nên lợi nhuận gộp còn tăng 6%, đạt 372 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 12,83% xuống 10,48%.

Các chi phí trong quý 2/2022 của công ty đều gia tăng mạnh như chi phí tài chính tăng gấp đôi, lên 116 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 31%, lên 239 tỷ đồng; chi phí quản lý tăng 17%, lên 88 tỷ đồng.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính, chi phí tài chính tăng cao do lỗ chênh lệch tỷ giá lớn trong chi phí bán hàng tăng do chi phí vận chuyển và xuất khẩu tăng.

Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận ròng của LTG giảm hơn 40%, đạt hơn 137 tỷ đồng; song doanh thu thuần tăng 15%, lên gần 5.893 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu lương thực (chiếm tỷ trọng 57,5% trong doanh thu) tăng 45,5% so cùng kỳ.

Năm 2022, LTG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với thực hiện năm 2021. So với kế hoạch đề ra, công ty đã thực hiện được 34,3% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Đơn vị thứ 2 báo lỗ là CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, HoSE: AGM), đơn vị này ghi nhận mức lỗ ròng quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 lần lượt gần 10 tỷ đồng và 3 tỷ đồng, chủ yếu do trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.

Theo giải trình của  AGM, trong quý 2, công ty tiếp tục đẩy mạnh bán hàng xuất khẩu, ký kết các hợp đồng mới và tăng lượng tiêu thụ cung ứng xuất khẩu giúp doanh thu thuần gấp đôi cùng kỳ, lên gần 1.362 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, do chi phí bán hàng, logistics tăng mạnh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Đồng thời, trong quý 2, công ty trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 27,5 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho AGM lỗ ròng gần 10 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, AGM lỗ ròng gần 3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lãi gần 14 tỷ đồng. Ngược lại, doanh thu thuần đạt hơn 2.381 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ.

Năm 2022, AGM đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt hơn 8.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 70 tỷ đồng, lần lượt gấp đôi và tăng 22% so với kết quả năm 2021. So với kế hoạch đề ra, công ty chỉ mới thực hiện được gần 30% chỉ tiêu doanh thu và 0,9% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm.

Cái tên đầu tiên trong nhóm duy trì lãi cao là Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed, mã: NSC) với doanh thu thuần quý 2 đạt 567 tỷ đồng, tăng 7%. Lợi nhuận sau thuế đạt 85,7 tỷ đồng, tăng 32% so với quý 2/2021. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần đạt 894 tỷ đồng, tăng 15%; lợi nhuận trước thuế đạt 136,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 25%, lên 123,2 tỷ đồng.

Năm nay, Tập đoàn lên kế hoạch doanh thu 2.150 tỷ đồng và lãi trước thuế 300 tỷ đồng. Sau nửa đầu năm, Vinaseed thực hiện gần 42% chỉ tiêu doanh thu và gần 46% kế hoạch lợi nhuận năm.

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã: TAR), mặc dù doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần quý 2 đạt 765 tỷ đồng, giảm 3,4% so cùng kỳ nhưng giá vốn giảm hơn 6% giúp lợi nhuận gộp tăng 31%, đạt 89 tỷ đồng. Khấu trừ các khoản chi phí, TAR báo lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt 24 tỷ đồng, tăng hơn 41% so cùng kỳ năm ngoái. 

Tính chung 6 tháng đầu năm, công ty có doanh thu 1.723 tỷ đồng, tăng 40% và lợi nhuận sau thuế 50,6 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ. Sau nửa đầu năm, công ty đã thực hiện được 49% kế hoạch về doanh thu và 47% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm. 

Với kết quả kinh doanh này, trong 6 tháng đầu năm, TAR đã hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và 46% kế hoạch kinh doanh năm 2022.

CTCP Tập đoàn PAN (HoSE - Mã: PAN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2022. Trong cả quý 2 cũng như 6 tháng đầu năm, Tập đoàn đều đạt tăng trưởng ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận.

Trong quý 2/2022, hầu hết các công ty của PAN đều tăng trưởng cao về cả doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi. Cụ thể, quý 2/2022, PAN ghi nhận doanh thu đạt 3.220 tỷ đồng, tăng 41,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 227,8 tỷ đồng, tăng 107,4% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu vẫn có nhiều lợi thế

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết tính đến cuối tháng 6, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đã đạt hơn 3,5 triệu tấn, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021 và thu về hơn 1,72 tỷ USD, tăng 4,6%. 

Như vậy, so với mục tiêu 6,3 - 6,5 triệu tấn gạo xuất khẩu và 3,3 - 3,4 tỷ USD giá trị thu về trong năm nay, ngành hàng đã thực hiện được hơn 55% mục tiêu về lượng và hơn 52% kế hoạch về kim ngạch sau nửa đầu năm. 

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều nhận định rằng, nhu cầu thị trường trong 6 tháng cuối năm vẫn tốt. Thêm vào đó, giá xuất khẩu sẽ tiếp tục giữ vững ở mức cao, thậm chí có thể còn tăng do ảnh hưởng xung đột với Nga nên Ukraine không xuất khẩu lúa mì, kéo theo giá các loại ngũ cốc và lương thực cao. Những yếu tố này được đánh giá có lợi cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Về triển vọng xuất khẩu gạo trong thời gian tới, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, khi nhu cầu gạo từ Philippines ngày càng tăng, cùng với nhu cầu nhập khẩu trở lại từ Trung Quốc.

VDSC kỳ vọng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm dựa trên ba nguyên nhân chính: Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu từ Philippines - nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng do giá lúa mì tăng cao.

Thứ hai, Trung Quốc - nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam dự kiến sẽ quay trở lại nhập khẩu gạo nhiều hơn trong nửa cuối năm 2022 sau một thời gian bị kìm hãm bởi chính sách “Zero Covid”, nguồn gạo của các doanh nghiệp nhập khẩu về dự trữ đang vơi dần. 

Thứ ba, xuất khẩu gạo sang châu Âu dự kiến sẽ tăng mạnh nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu 80.000 tấn gạo/năm.

Theo dự báo của Bộ Công thương, từ đầu năm 2022, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đã diễn ra do hậu quả của đại dịch COVID-19, căng thẳng giữa Nga-Ukraine và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, hơn nữa, sự gia tăng mạnh mẽ của giá lúa mì trong giai đoạn tháng 6/2020 và tháng 5/2022 đã dẫn đến xu hướng sử dụng một số thực phẩm bằng gạo có giá thành rẻ hơn để thay thế lúa mì. Do đó, nhu cầu gạo toàn cầu đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022. Đây chính là lợi thế để dư địa xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể tăng mạnh hơn tại nhiều thị trường, kể cả những thị trường ít có thói quen sử dụng gạo như EU.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Công bố thêm 1 nhà máy đạt trung hòa Carbon, VINAMILK tiến nhanh trên hành trình đến Net Zero

Công bố thêm 1 nhà máy đạt trung hòa Carbon, VINAMILK tiến nhanh trên hành trình đến Net Zero

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 18:51

(CL&CS) - Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Viettel xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới với Nam Ninh, Trung Quốc

Viettel xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới với Nam Ninh, Trung Quốc

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 17:30

(CL&CS) - Sắp tới, thời gian kết nối giữa Nam Ninh (Trung Quốc) và Hà Nội được giảm xuống 50% và chỉ còn 12 giờ, tối ưu ít nhất 30% chi phí logistics.

PV GAS LPG phát hành 3,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

PV GAS LPG phát hành 3,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 17:15

(CL&CS) - PV GAS LPG là đơn vị duy nhất thuộc Petrovietnam và PV GAS được phép sản xuất và kinh doanh bình gas mang thương hiệu PETROVIETNAM GAS trên toàn lãnh thổ Việt Nam.