Kỷ niệm CPTPP 1 tuổi: Kỳ vọng 80 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

(NTD) - Ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Đây không chỉ là bước đệm cho các ngành chủ lực mà còn tạo ra dư địa phát triển lớn cho toàn nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu.

Dư địa còn lớn

Sau 1 năm, phần lớn các lộ trình trong CPTPP đều được thực thi suôn sẻ như cam kết ban đầu. Cụ thể, về số dòng thuế, Việt Nam được các nước xóa bỏ thuế quan ngay cho khoảng 78-95%, với hàng hóa thông thường, lộ trình xóa bỏ thuế là 5-10 năm, đến cuối lộ trình, sẽ xóa bỏ đến 98-100%. Đây là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam nhận được từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã có. Ngược lại, Việt Nam loại bỏ ngay 65% số dòng thuế, đến năm thứ 11, sẽ xóa bỏ 97,8% số dòng thuế cho các đối tác.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), cho biết CPTPP với những cam kết giảm thuế quan, mở cửa thị trường của 11 nền kinh tế tham gia hiệp định là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đó, các ngành chủ lực có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam như dệt may, giày dép, đồ gỗ, nông thủy sản... hưởng nhiều ưu đãi và thu lại hiệu quả tốt.

Nhiều doanh nghiệp của các ngành chủ lực được dự báo có cơ hội phát triển rất lớn để phát triển sản xuất thông qua việc thực hiện một số thay đổi về thể chế, quy tắc nhằm thực thi các cam kết khi CPTPP có hiệu lực, thu hút được nguồn lực đầu tư lớn vào Việt Nam trong thời gian tới.

Ngoài ra, dễ thấy nhất là cơ hội nhập nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị công nghệ từ các nước CPTPP với chi phí hợp lý, tiếp cận được các dịch vụ phục vụ sản xuất logistics, viễn thông... với chất lượng tốt hơn khi CPTPP mở cửa cạnh tranh với các dịch vụ này.

CPTPP được các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích lớn cho hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, bởi quy mô thị trường lớn và mức độ cam kết cắt giảm thuế quan sâu nhất từ trước đến nay. Theo Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD trong năm 2019 lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Còn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động, CPTPP có thể tạo nên mức tăng trưởng bình quân từ 4-5%, mức tăng trưởng xuất khẩu từ 8,7-9,6%.

Dữ liệu ghi nhận thị phần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với ngành giày dép, dệt may, đồ gỗ, thức uống lần lượt ở mức 12,5%, 16,04%, 20% và 23,46%, càng cho thấy tiềm năng tăng thị phần trong kim ngạch nhập khẩu của đối tác thuộc khối CPTPP là có cơ sở.

Trên thực tế, số lượng hàng hóa tận dụng được ưu đãi vào các thị trường CPTPP cao hơn 15% bởi doanh nghiệp có thể chọn nhiều ưu đãi của FTA khác khi xuất khẩu vào Nhật Bản, Chile, các thành viên trong ASEAN.

Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI, nhận định kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường như Canada, Peru, Mexico còn rất khiêm tốn. Đây cũng là dư địa lớn cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Các chuyên gia cho rằng, cả dệt may, da giày, đồ gỗ của Việt Nam vẫn còn nhiều mảnh đất màu mỡ để đẩy mạnh xuất khẩu trong CPTPP nhưng mỗi ngành hàng có mức độ cam kết cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ khác nhau.

1

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Các nhóm ngành chủ lực hưởng ưu đãi ra sao?

Dệt may: Mức thuế xuất khẩu hàng dệt may tới các thị trường chưa có FTA chung hiện nay trung bình là trên 10%, với CPTPP có hiệu lực, các sản phẩm Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật chung sẽ được hưởng thuế suất 0%.

Da giày: CPTPP mang lại cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng cho Việt Nam như Mexico và Canada. Đó chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia phát triển những dòng sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao hơn.

Ngành gỗ được hưởng lợi về thuế quan: Hiệp định CPTPP sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ đẩy mạnh xuất khẩu khi các sản phẩm như ván dán, ván ghép, khung tranh, khung cửa và nhất là đồ nội thất có thuế nhập khẩu dao động 6-9,5% sẽ được xóa bỏ ngay. Hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ cũng sẽ được hưởng lợi khi Canada đồng ý xóa bỏ mức thuế nhập khẩu từ 7% về 0% ngay lập tức.

Nhờ CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội để thâm nhập thị trường Mexico sâu hơn. Khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ một cách đột biến là không có nhiều, nhưng cơ hội cho doanh nghiệp Việt sẽ lớn dần theo lộ trình giảm thuế.

Nông, thủy sản: Các nhóm mặt hàng nông sản chế biến Việt Nam sẽ phải đối mặt với khả năng cạnh tranh cao như rau quả chế biến, sản phẩm chăn nuôi chế biến, bơ sữa...

Kim Ngọc

 

Bình luận

Nổi bật

Nhận diện “khẩu vị” của nhà đầu tư bất động sản trong năm 2024

Nhận diện “khẩu vị” của nhà đầu tư bất động sản trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 13:55

Những tín hiệu khởi sắc thời gian qua đã cho thấy thị trường bất động sản đang dần hồi phục. Theo nhiều ý kiến đanh giá, năm 2024 cũng hứa hẹn nhiều biến động thú vị khi "khẩu vị" của nhà đầu tư có sự thay đổi rõ rệt sau sự trầm lắng của thị trường của nhiều năm qua.

Phát Đạt lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Top 10 Công ty Bất động sản uy tín

Phát Đạt lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Top 10 Công ty Bất động sản uy tín

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 13:51

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) vừa được vinh danh trong Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Bất động sản uy tín năm 2024. Đây là lần thứ 4 liên tiếp, kể từ năm 2021, Phát Đạt nhận được giải thưởng này.

Saigonbank đặt mục tiêu lợi nhuận 368 tỷ đồng, cao nhất 10 năm gần đây

Saigonbank đặt mục tiêu lợi nhuận 368 tỷ đồng, cao nhất 10 năm gần đây

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 10:37

(CL&CS) - Trong 4 năm gần đây, lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) liên tục được cải thiện, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và đạt 332 tỷ đồng trong năm vừa qua.