Khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

(NTD) - Nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), ngày 29/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp với UBND tỉnh Cần Thơ tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp khu vực ĐBSCL.

Cho vay gần 71.300 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, đây là hội nghị kết nối lần thứ 4 trong năm 2019 do NHNN phối hợp với UBND các thành phố lớn tổ chức. Đầu năm 2019, NHNN đã phối hợp với UBND các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM tổ chức hội nghị tương tự.

Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc NHNN cho biết, ĐBSCL là vùng kinh tế năng động với nhiều tiềm năng thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch,… Đặc biệt đóng góp tới 4/7 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có kim ngạch trên 1 tỷ USD (lúa gạo, tôm, cá tra, rau quả).

Chính quyền các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã chú trọng cải cách hành chính, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tăng cường đối thoại và hỗ trợ doanh. Nhờ đó, năm 2018, ĐBSCL tiếp tục được đánh giá là vùng có kết quả điều hành tốt nhất trong 7 vùng của cả nước.

Hội nghị
ĐBSCL là vùng kinh tế năng động với nhiều tiềm năng thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch,… Đặc biệt đóng góp tới 4/7 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có kim ngạch trên 1 tỷ USD (lúa gạo, tôm, cá tra, rau quả).

Với mạng lưới 350 chi nhánh tổ chức tín dụng và trên 150 quỹ tín dụng nhân dân, tín dụng của ĐBSCL những năm qua liên tục tăng và đạt bình quân khoảng 15% giai đoạn 2015 - 2018. Đến cuối tháng 7/2019, dư nợ tín dụng của khu vực đạt gần 624.000 tỷ đồng, tăng 7,76% so với 31/12/2018 (cao hơn mức tăng trưởng chung đối với nền kinh tế 7,46%).

Thông qua các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, từ đầu năm 2019 đến cuối quý II/2019 các tổ chức tín dụng tại khu vực ĐBSCL đã giải ngân và cho vay mới đạt gần 71.300 tỷ đồng cho trên 4.400 doanh nghiệp và một số khách hàng khác.

Theo ông Tú, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động tín dụng của vùng còn nhiều khó khăn, một số khách hàng không trả được nợ vay khi đến hạn. Nguyên nhân là thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, cạnh tranh gay gắt, giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực có xu hướng giảm, vấn đề chất lượng sản phẩm… Trong khi đó lại thiếu các cơ chế, các quỹ dự phòng để xử lý rủi ro phát sinh.

Do vậy, thông qua Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp vùng ĐBSCL, ngành Ngân hàng, các Bộ, ngành và địa phương có thể tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp tháo gỡ giúp doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ, thiếu tài sản đảm bảo

Tại hội nghị, các doanh nghiệp, hiệp hội và ngân hàng đã bày tỏ những khó khăn của doanh nghiệp tại ĐBSCL. Khó khăn chủ yếu xuất phát từ tổ chức sản xuất, chất lượng, an toàn thực phẩm, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ, vấn đề đất đai, vùng nguyên liệu…  

Theo ông Nguyễn Thanh Việt - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang, tại Việt Nam hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này hiện đang sử dụng 50% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP hằng năm. Tuy nhiên, một trong những khó khăn của các DNVVN hiện nay là thiếu vốn.

Còn ông Lê Thanh Lựu - Ban Hợp tác Quốc tế Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, nghề cá đối diện với nhiều rủi ro (thị trường, khí hậu, dịch bệnh, gian lận giấy tờ…), nhưng thiếu cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro. Đồng thời, sản xuất theo chuỗi giá trị chưa được tổ chức và phát triển hợp lý, các mô hình liên kết số lượng còn ít và chưa hiệu quả, vai trò các hợp tác xã, doanh nghiệp địa phương còn hạn chế...

Dao Minh TU
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động tín dụng của vùng còn nhiều khó khăn, một số khách hàng không trả được nợ vay khi đến hạn.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, những khó khăn và kiến nghị liên quan đến ngành ngân hàng, thời gian qua NHNN đã chủ động tháo gỡ thông qua các biện pháp điều hành tiền tệ - tín dụng - lãi suất. Đặc biệt là các giải pháp về giảm lãi suất, cơ cấu, gia hạn nợ đối với các doanh nghiệp lúa gạo Vụ Đông Xuân 2019. Trong thời gian tới, nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn của doanh nghiệp, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp.

Đó là điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất cho vay. Hoàn thiện hành lang pháp lý về cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng để tăng cường khả năng cung ứng vốn.

Ngoài ra, NHNN sẽ triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (đặc biệt là DNNVV) tiếp cận vốn tín dụng. Đồng thời, NHNN tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Hoàng Yến 

Bình luận

Nổi bật

Mở tài khoản cá tính bằng nickname trên ứng dụng NCB iziMobile

Mở tài khoản cá tính bằng nickname trên ứng dụng NCB iziMobile

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 15:42

(CL&CS) - Từ 23/04/2024, khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) có thể sở hữu các tài khoản ngân hàng dễ nhớ, mang cá tính riêng bằng nickname thay cho số tài khoản truyền thống chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng ngân hàng số NCB iziMobile.

Thị trường bất động sản đang rơi vào cuộc “khủng hoảng phân khúc”

Thị trường bất động sản đang rơi vào cuộc “khủng hoảng phân khúc”

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 15:34

Theo nhận định của giới chuyên gia, thị trường bất động sản đang đối mặt với cuộc khủng hoảng phân khúc, khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng nhưng nguồn cung lại hạn hẹp. Đơn cử như hiện tượng tăng giá chung cư phi mã khiến phân khúc này đứng trước nguy cơ sẽ “vỡ bong bóng” nếu không được kiểm soát kịp thời.

Bất động sản tăng giá “vô căn cứ”, tiềm ẩn nhiều rủi ro?

Bất động sản tăng giá “vô căn cứ”, tiềm ẩn nhiều rủi ro?

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 10:16

Hiện nay, tại một số khu vực, giá bất động sản ghi nhận tăng chóng mặt, thậm chí có nơi tăng giá một cách vô căn cứ. Việc giá nhà tăng một cách nhanh chóng, không có căn cứ sẽ tạo ra những rủi ro tiềm ẩn cho thị trường.