Dữ liệu cũ
Thứ ba, 05/11/2019, 07:49 AM

Khi môi trường bị hủy hoại, con người hoảng sợ

(NTD) - Môi trường bị hủy hoại gây tổn hại đến sức khỏe tâm thần của con người theo nhiều cách. Từ đau đớn, lo lắng sau thảm họa đến tình yêu bị hủy hoại vì chia cắt và mất nơi cư ngụ - những chấn động tâm lý mà khí hậu biến đổi gây ra có thể sẽ tác động rất lâu dài khiến con người hoảng loạn. Bài viết sau đây của Christine Ro thuộc BBC Future.

Dù có vài yếu tố tác động đến sự mâu thuẫn của những cặp tình nhân về việc có nên sinh con không, nhưng vấn đề cá nhân đã bị che mờ bởi một vấn đề toàn cầu: Sự lo lắng về việc trong tương lai, hành tinh sẽ không còn ai sống nổi vì môi trường bị hủy hoại.

Sức khỏe tâm thần bị tổn hại như thế nào?

Nhiều nhóm dễ bị tổn thương như người già thu nhập thấp, những người phải thực sự trực tiếp đương đầu với tình trạng môi trường bị hủy hoại. Nhưng ngay cả với người có cuộc sống không phụ thuộc trực tiếp vào thảm họa này, cũng cảm thấy căng thẳng.

Trong báo cáo của giáo sư tâm lý học Susan Clayton từ Trường Cao đẳng Wooster cùng các đồng nghiệp, có đoạn viết: “Khả năng xử lý thông tin và ra quyết định mà không bị tác động bởi phản ứng cảm xúc cực đoan đang bị đe dọa bởi việc môi trường bị hủy hoại”.

Từ cơ sở đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bath, Vương quốc Anh, sau khi đến thăm trường nằm ẩn khuất dưới rừng cây bao quanh với góc nhìn bao la hướng về thành phố uy nghiêm bên dưới, đã có một số đề xuất.

Hickman, nhà nghiên cứu và tâm lý trị liệu tập trung vào thái độ của trẻ em trước việc môi trường bị hủy hoại ở Anh, quần đảo Maldives và những nước khác, cảm thấy rất khó chịu về sự vô tâm mà báo chí ứng xử trong ngày 25/10 trước đó, hết sức lo lắng về điềm báo gần nhất của sự hủy diệt.

Nhưng Hickman cho rằng sự lo âu về khí hậu - cũng giống như trầm cảm khí hậu hay cơn phẫn nộ do khí hậu, không phải vấn đề bệnh lý. Đó là phản ứng hợp lý và lành mạnh trước nguy cơ hủy diệt, bà nói: “Tôi sẽ tự hỏi vì sao lại có một số người không cảm thấy lo lắng khi sức khỏe tâm thần bị tổn hại”.

a1
Cảm giác tội lỗi và sợ hãi có thể dẫn đến tình trạng trơ lỳ về tâm lý, là thứ chẳng có ích gì trong việc phải đương đầu với những vấn đề quy mô như khủng hoảng khí hậu.

Biện pháp nào có thể giúp cải thiện tâm lý?

Bước đầu tiên là thừa nhận sự tồn tại của những cảm xúc đó. Công việc của nhà tâm lý học khí hậu là sau đó: “Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn ra sao để sống một phần đời này của bạn chứ không phải cả đời?”.

Hickman có thể khuyến khích bệnh nhân tham gia một nhóm nhà hoạt động, hoặc tham gia các nhóm thảo luận và hỗ trợ như kiểu cà phê khí hậu. Trong một nghiên cứu từ chương trình có tên “Trò chuyện Carbon” (Carbon Conversations), gồm có thảo luận nhóm và hoạt động nhằm giảm thiểu tác động của khí hậu, một nửa số người tham dự cho biết chương trình đã giúp họ đối mặt với nỗi lo về môi trường bị hủy hoại.

Và mối gắn kết về cảm xúc nhiều hơn cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong thói quen. Điều này cho thấy ích lợi của việc cảm thấy mình là một phần của cộng đồng, thừa nhận việc mình có những cảm xúc khó chịu và đưa ra những biện pháp mang tính xây dựng.

Loại nghiên cứu này đã được đưa vào thực hành tại Phòng khám Sức khỏe Môi trường của Đại học New York, nơi chuyên tư vấn các loại bao gồm cả hoạt động thân thiện với môi trường và sinh hoạt nhóm cho người đến khám.

“Sẽ có ít không gian hơn cho cảm xúc lo lắng khi bạn thực hiện những hoạt động bận rộn trong thực tế” - Hickman lý giải.

Điều này cũng đúng với những cảm xúc cực đoan. Hickman tham vấn cho nhiều phụ huynh, những người từng nghĩ đến việc giết con vì nỗi sợ tương lai bị tàn phá bởi khí hậu. Tâm lý học trị liệu và các công cụ tâm lý khác có thể giúp mọi người trở nên thoải mái trước sự bất an không tránh khỏi, nhất là trước việc về môi trường bị hủy hoại.

Theo Hickman, một trong những con đường đi qua nỗi lo âu là phải đối thoại với sự đau khổ và cảm giác mất mát của chính bạn.

a
Lo lắng về biến đổi khí hậu là hợp lý và là phản ứng lành mạnh với một trong các mối đe dọa lớn nhất mà hiện nay con người phải đối mặt.

Tác động hiện hữu của việc môi trường bị hủy hoại

Ở một thế giới khác, trong một ngôi làng ở miền bắc Ấn Độ tại Bắc Salmara, những người trồng chè ở Maharanee cho rằng nhiệt độ tăng lên là do tình trạng phá rừng, vì tình trạng đói nghèo buộc những dân làng phải đốn cây xanh đem lại bóng mát, dẫn đến hiện tượng trái đất nóng lên.

Nhiệt độ tăng lên trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng chè: Cây chè bị nóng khiến ra ít lá xanh, buộc công nhân hái chè phải nghỉ nhiều hơn trong thời gian thu hoạch.

Cái giá phải trả là rất cao. Cư dân sống trong vùng quyết định đầu tư vào tiềm năng trồng chè từ nhiều thập niên trước, khi bang Assam bị chia cắt bởi những xung đột sắc tộc thỉnh thoảng diễn ra. Các nhà trồng chè tự tổ chức thành bốn nhóm tương trợ lẫn nhau, học nghề và góp tiền để mua xe tải. Maharanee giờ đây thuê hơn 700 người làm việc, vì vậy tác động của khí hậu với ngành sản xuất trà sẽ ảnh hưởng rất nhiều gia đình sống ở địa phương.

Rõ ràng là những hoạt động gần gũi thiên nhiên giúp ích cho sức khỏe tâm thần, sự tập trung của tập thể và cộng đồng địa phương, giúp mọi người chiến đấu với cuộc khủng hoảng môi trường ở quy mô lớn hơn.

Xuất thân từ các nhóm tự lực và tập hợp nhau lại cùng mở xưởng, phản ứng chắc chắn của các nhà trồng chè Maharanee trước việc môi trường bị hủy hoại thực sự tạo cảm hứng.

Hickman trở lại Đại học Bath để tìm kiếm những cách nhằm định hình lại cảm xúc tiêu cực của mình, với sự giúp đỡ của nhiều người quan tâm đến vấn đề môi trường bị hủy hoại. Bà nói: “Những cách thức hỗ trợ chính mà mọi người nhận được là nhờ bác sĩ, thuốc và liệu pháp hành vi nhận thức (cognitive behavioural therapy- CBT), nhưng không cách nào trong số này là phản ứng phù hợp với tình trạng khẩn cấp về việc môi trường bị hủy hoại”.

Với tư cách là thành viên của Liên minh Tâm lý Khí hậu, công việc của Hickman chịu ảnh hưởng từ ý tưởng “thích nghi sâu sắc”, tỏ ra phân vân trước nỗi sợ hãi của giới trẻ khi chạm mặt với thảm họa môi trường.

Khái niệm này gây tranh cãi giữa các chuyên gia khí hậu và nhà tâm lý học khi nêu ra quan điểm rằng sự sụp đổ của xã hội là không thể tránh khỏi. Nhóm của bà Hickman đã dành hai giờ để nói chuyện về việc môi trường bị hủy hoại, khiến họ cảm thấy vô cùng hoảng sợ.

a2
Sự không chịu thừa nhận về tình trạng biến đổi khí hậu và chủ nghĩa hủy diệt trước những vấn đề như băng tan có thể gây hại khi những nhà lãnh đạo cảm thấy hành động của họ chẳng tạo ra khác biệt gì.

 Thủy Tiên - Theo BBC News - Ảnh: Images/BBC

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.