Thứ năm, 04/08/2022, 10:12 AM

Học sinh được phép chọn thêm 4 môn học tự chọn khi lịch sử thành môn bắt buộc

(CL&CS) - Theo hướng dẫn mới, khi lịch sử thành môn học bắt buộc thì học sinh sẽ được chọn thêm 4 môn học tự chọn trong 9 môn là Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Bộ GD&ĐT đã thành lập Ban phát triển Chương trình giáo dục phổ thông, Ban phát triển Chương trình môn Lịch sử và Hội đồng thẩm định nội dung điều chỉnh Chương trình tổng thể, Hội đồng thẩm định Chương trình môn Lịch sử.  

Ngày 3/8, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ.

2

Học sinh không bị bắt buộc chọn môn học thuộc các nhóm khác nhau.

Theo đó, Bộ đã điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử bảo đảm yêu cầu “thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh”.

Việc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở đảm bảo giữ ổn định về quan điểm, mục tiêu, cấu trúc, lộ trình triển khai thực hiện của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Môn học Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành môn học bắt buộc.

Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Bộ GD&ĐT cũng điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn.

Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Đối với Chương trình môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông theo Bộ GD&ĐT, môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh, có thời lượng là 52 tiết/năm (được điều chỉnh từ thời lượng 70 tiết/năm).

Chuyên đề học tập lựa chọn Lịch sử gồm 35 tiết/năm. Việc điều chỉnh chương trình đảm bảo sử dụng được sách giáo khoa lớp 10 đã biên soạn.

Giáo viên đã được tập huấn thực hiện Chương trình 70 tiết/năm, nên đủ năng lực để dạy 52 tiết/năm (trong số 70 tiết/năm).

Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tập huấn giáo viên cốt cán để triển khai tập huấn đại trà.

Theo Nhà báo và công luận

Bình luận

Nổi bật

Khánh Hòa: Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị trường THPT

Khánh Hòa: Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị trường THPT

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 15:14

(CL&CS) - Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa vừa có quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ sở giáo dục công lập cấp THPT trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:43

(CL&CS)- Sáng ngày 23/4 tại Hà Nội, Văn phòng dịch vụ dự án Liên hợp quốc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng.

Vì sao “cuộc chiến” vào lớp 10 ở Hà Nội luôn căng thẳng?

Vì sao “cuộc chiến” vào lớp 10 ở Hà Nội luôn căng thẳng?

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:01

(CL&CS) - Dự kiến, năm học 2023 - 2024, số học sinh lớp 9 trên địa bàn TP Hà Nội tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS khoảng 135.000 em (tăng 5.000 em so với năm học trước). Nhiều phụ huynh lo lắng với số lượng tăng 5.000 học sinh, áp lực thi vào các trường THPT công lập sẽ rất lớn.